Mặt cầu Bạch Đằng lồi lõm: Chưa xử lý bù vênh là do… thời tiết?

Báo chí mới đây phản ánh cầu Bạch Đằng (nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng) có nhiều đoạn lồi lõm, nhún nhảy khiến phương tiện giao thông phải giảm tốc. Tuy nhiên, trả lời PV Báo Lao Động về việc chậm trễ thi công xử lý bù vênh mặt cầu, đại diện  BOT cầu Bạch Đằng “đổ lỗi” nguyên do… thời tiết.

Thời hạn cam kết đã qua, mặt cầu Bạch Đằng (Quảng Ninh) vẫn chưa được triển khai xử lý. Trong khi đó, nhiều lái xe lưu thông qua đây cho rằng mặt thảm trên cầu có “dấu hiệu” lún võng nhiều so với thời điểm cuối năm 2018.

Trả lời PV Lao Động sáng nay (17.4) về lý do chậm xử lý thảm lại mặt cầu Bạch Đằng, ông Nguyễn Tiến Oánh – Phó Tổng GĐ Cty Cổ phần BOT cầu Bạch Đằng giải thích, nguyên do việc không triển khai thi công thảm lại mặt cầu trong tháng 3.2019, là bởi… thời tiết có nhiều mưa.

Vậy khi nào đơn vị thi công mới tiến hành thảm, bù vênh mặt cầu? Đại diện Cty Cổ phần BOT Bạch Đằng trả lời là hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết trong những ngày tới.

“Chúng tôi vẫn theo dõi diễn biến thời tiết, nếu trời nắng liên tục trong hơn 1 tuần, đơn vị sẽ triển khai thảm lại mặt cầu” – ông Oánh một lần nữa xác nhận.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Cty Cổ phần BOT Bạch Đằng “trễ hẹn” kéo dài thời gian xử lý mặt cầu. Lý giải về thời gian chậm trễ sau những lần trước đó, phía Cty Cổ phần BOT cầu Bạch Đằng không tiến hành bù vênh mặt cầu chính, ông Nguyễn Tiến Oánh cho biết: Đơn vị đã gửi văn bản số 120/2019 báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch triển khai thi công bù vênh cầu Bạch Đằng. Theo đó, vào cuối tháng 3 này, đơn vị thi công là Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng và XNK 168 Việt Nam sẽ triển khai máy móc tiến hành xử lý, thảm lại những vị trí bù vênh trên mặt cầu chính tối đa trong vòng 15 ngày.

Giải thích thêm về việc kéo dài triển khai bù vênh nên trên, đại diện BOT cầu Bạch Đằng cho rằng, thời điểm cuối tháng 12.2018 đến 4.2.2019 (1 tháng Tết Nguyên đán), thời tiết mưa phùn và để đảm bảo an toàn giao thông tuyệt đối phục vụ việc đi lại trong dịp trước và sau Tết đối với các phương tiện qua lại cầu, đơn chưa triển khai bù vênh.

Nhiều đoạn mặt đường võng, lún gây cảm giác khó chịu, nguy hiểm cho phương tiện di chuyển qua cầu Bạch Đằng.

Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, thuộc cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng số vốn 7.270 tỉ đồng. Hạng mục cầu chính dây văng Bạch Đằng dài 700m trong tổng chiều dài toàn dự án là 5,4km.

Đây được xem là cây cầu có khẩu độ lớn phức tạp. Nhưng ngay sau ngày khánh thành thông xe vào 1.9.2018, cầu Bạch Đằng – hợp phần quan trọng nhất của tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đã có hiện tượng nhấp nhô, khiến xe chạy như nhún, 

Ngày 7.11.2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức đoàn kiểm tra tại hiện trường. Tại cuộc họp trên, các đơn vị tư vấn đã báo cáo kết quả tổng hợp quá trình quan trắc tự động cầu chính trong suốt thời gian sau hợp long đến nay và số liệu đo đạc, quan trắc dọc cầu chính. Qua đó xác định, các yếu tố kỹ thuật của cầu đảm bảo yêu cầu thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực. Tuy nhiên, tại khu vực trước và sau khối hợp long có hiện tượng không bằng phẳng.

Từ đó đến nay, sau thời gian dài theo dõi hiện tượng lún, võng mặt cầu, đại diện nhà đầu tư hiện vẫn chưa tiến hành sửa chữa, bù vênh mặt cầu như thời thời gian ấn định, bởi các  lý do thời tiết, ảnh hưởng đến lưu thông dịp lễ…

Trần Ngọc Duy Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Giả mạo website của Bộ TT&TT để lừa đảo, đánh cắp thông tin

Trang web vietgcv[.] cc giả mạo website Bộ TT&TT để lừa đảo người dùng, đánh…

02/05/2024

Dập tắt đám cháy tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Trưa ngày 1.5, một vụ cháy xảy ra tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

01/05/2024

Hoạt động môi giới bất động sản: Ngày càng chuyên nghiệp

Được ghi nhận có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong năm 2024, thị trường bất…

01/05/2024

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần…

01/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More