Print Thứ Hai, 12/04/2021 10:32 Gốc

“Lại tăng giá nữa à?”, “Quá đắt cho một bộ sách”, “Thật là trăm ngàn nỗi lo”… là những câu cảm thán” của phụ huynh học sinh trước thông tin giá sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 tăng gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 4 lần.

Giá sách giáo khoa tăng “chóng mặt”

Ngày 9.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để phục vụ cho việc lựa chọn SGK, Bộ GDĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản (NXB) phải cung cấp thông tin, công bố công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã kê khai giá sách mới lớp 2, lớp 6 mới, cụ thể như sau:

Chi tiết giá 3 bộ SGK. Đồ họa: Linh Chi, Đức Thiện.
Chi tiết giá 3 bộ SGK. Đồ họa: Linh Chi, Đức Thiện.
Chi tiết giá 3 bộ SGK. Đồ họa: Linh Chi, Đức Thiện.
Chi tiết giá 3 bộ SGK. Đồ họa: Linh Chi, Đức Thiện.
Chi tiết giá 3 bộ SGK. Đồ họa: Linh Chi, Đức Thiện.
Chi tiết giá 3 bộ SGK. Đồ họa: Linh Chi, Đức Thiện.

Như vậy, tính theo giá bộ SGK lớp 2 hiện hành của NXB Giáo dục Việt Nam sử dụng trong năm học 2020-2021, giá SGK mới đang được các nhà xuất bản kê khai cao gấp 3-4 lần (bộ SGK lớp 2 hiện hành gồm 6 cuốn được bán với giá 53.000 đồng).

Tương tự, tính theo giá bộ SGK lớp 6 hiện hành thì giá SGK mới cao gấp 2-3 lần (bộ SGK lớp 6 hiện hành được bán với giá 115.000 đồng, bao gồm sách học sinh và tiếng Anh).

Một trong những nguyên nhân khiến giá SGK tăng là thay đổi cơ chế biên soạn, phát hành. Trước đây, Nhà nước bao cấp một số nội dung trong công tác biên soạn, in ấn, kể cả phát hành, nay thực hiện xã hội hóa thì nhà xuất bản phải trả nhuận bút cho tác giả, khâu đọc thẩm định bản thảo, tập huấn, vì vậy giá sách cao hơn.

Còn theo lý giải của Bộ Tài chính, giá tăng là vì khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ. Vì vậy, việc so sánh giá sách cũ với sách mới chưa thực sự tương đồng.

Vai phụ huynh nghèo gồng gánh “trăm nỗi lo”

Trước thông tin giá sách mới tăng từ 3-4 lần so với giá sách hiện hành, nhiều giáo viên, phụ huynh đã thốt lên: “Giá sách mới cao quá!“.

Khi được hỏi vấn đề này, anh Nguyễn Quốc Triều (Nam Trực, Nam Định) hỏi lại: “Lại tăng giá nữa à?“. Anh Triều cho biết, gia đình anh đang nuôi 3 người con ăn học, con đầu học lớp 5, con thứ 2 đang học lớp 1 và con út 3 tuổi đang đi học mẫu giáo. Vì vậy, SGK tăng cao, gia đình anh sẽ thêm nỗi lo.

Theo anh Triều, năm học 2020-2021, con thứ 2 của anh vào lớp 1, phải sắm SGK, đồ dùng học tập, cặp sách, quần áo,… cũng hết tiền triệu, gia đình anh phải bán lúa để mua sách, đóng học cho con.

Năm nay có con trai sắp bước vào lớp 6, anh Triều tỏ ra lo lắng: “Bước vào cấp học mới, chắc chắn sẽ có nhiều khoản đóng góp hơn so với cấp học cũ. Giờ giá sách cũng tăng, thật là trăm ngàn nỗi lo”.

Đánh giá về giá SGK mới, cô Nông Thị Kim Cúc, Hiệu Phó trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Trọng (Thạch An, Cao Bằng) cho rằng, giá SGK mới quá cao so với mặt bằng thu nhập của phụ huynh vùng cao. Cô Cúc cho biết, ở nơi cô công tác, đa số là người dân tộc, quanh năm làm nông và đều thuộc diện hộ nghèo.

Đầu năm, phụ huynh phải chắt chiu, dành dụm, bán lúa, ngô, sắn để sách vở cho con tới trường. Thật sự là gặp quá nhiều khó khăn. Tôi chỉ mong giá sách hạ xuống để bà con đỡ một mối lo, học sinh có đầy đủ sách vở đến trường. Sinh hoạt khó khăn, học tập cũng khó khăn thì khổ cho các cháu quá“, cô Cúc bày tỏ.

Nên xây dựng quỹ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo

Với tư cách là giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 6, cô Mai Thị Ánh Nguyệt, giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội) hy vọng trong tương lai gần sẽ có nhiều quỹ hỗ trợ học sinh như việc tặng SGK cho học sinh nghèo học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, đặc biệt là học sinh vùng cao. Như vậy, tất cả các em học sinh đều được đến trường, đều được sử dụng SGK chất lượng.

Ở thành phố, bộ sách có giá 300.000 không quá lớn, nhưng quy ra thóc ra gạo của bà con ở nơi còn khó khăn thì thật sự lớn quá. Họ ăn còn không đủ, bàn thế nào đến chuyện sách, chuyện vở. Vì vậy, họ cần được hỗ trợ“, cô Ánh Nguyệt nhấn mạnh.

Cô Ánh Nguyệt cũng mong rằng, Chính phủ và nhiều tổ chức thiện nguyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ để giá thành SGK “hạ nhiệt“. Hoặc các địa phương có thể xây dựng chính sách phù hợp, ở những năm đầu tiên học sinh mua sách, sau đó sẽ vận động học sinh để lại sách cho khóa sau. Đồng thời, nhà trường có thể trích quỹ để mua SGK để thư viện, như vậy các khóa sẽ sử dụng tiếp nối, học sinh sẽ được học SGK chuẩn.

THIỀU TRANG

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Lý do khiến giá sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 tăng cao
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác