Print Chủ Nhật, 29/10/2023 20:04 Gốc

Trong quá trình thực thi cam kết về phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp, về vấn đề tham vấn, cần lưu ý:

 

– Tham vấn là bước đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp, đồng thời cũng là thủ tục bắt buộc trước khi các bên có thể vận dụng các công cụ giải quyết tranh chấp tiếp theo.

– Cũng giống như mục tiêu của toàn bộ hệ thống giải quyết tranh chấp, mục tiêu của tham vấn là nhằm giải quyết các bất đồng giữa các thành viên trên cơ sở thiện chí. Vì lý do đó, Nghị định thư quy định “ Các nước thành viên phải tạo cơ hội thỏa đáng cho việc tiến hành tham vấn đối với mọi ý kiến phản đối của các nước thành viên khác về bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực hiện , giải thích hoặc áp dụng Hiệp định hoặc hiệp định liên quan”.

–  Đề nghị tham vấn là việc chính thức đưa một tranh chấp ra ASEAN và khởi động quá trình áp dụng các quy định của Nghị định thư.

– Cơ sở pháp lý của đề nghị tham vấn được quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định thư, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý của việc khởi kiện/ khiếu nại và khởi động hệ thống giải quyết tranh chấp.

Các căn cứ đó là:

-Việc một nước thành viên cho là bất kỳ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nào của mình theo Hiệp định hoặc hiệp định liên quan bị tổn hại

-Việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của Hiệp định hoặc hiệp định liên quan đang bị cản trở do việc nước thành viên khác không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định hoặc hiệp định liên quan.

– ( Hoặc) Mọi tình huống khác

Yêu cầu tham vấn của nước thành viên đó phải được làm bằng văn bản, nêu rõ:

-Lý do yêu cầu tham vấn

-Xác định các vấn đề cần tham vấn

-Cơ sở pháp lý của khiếu nại

Mọi yêu cầu tham vấn phải được thông báo cho Hội nghị Quan chức cao cấp về kinh tế ASEAN (SEOM). Quy định này đồng nghĩa với việc đề nghị tham vấn là sự thông báo cho toàn thể ASEAN và công chúng về sự khởi đầu của một tranh chấp.

Nghị định thư quy định bên bị khiếu nại ( bên được đề nghị tham vấn) phải có sự xem xét thỏa đáng ý kiến phản đối hoặc đề xuất được gửi cho mình và phải trả lời yêu cầu trong vòng 10 ngày, phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, nhằm đạt được giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên.

Nếu bên được đề nghị tham vấn không đáp ứng được các thời hạn nói trên thì bên khiếu nại ngay lập tức có thể tiến hành các bước tiếp theo trong thủ tục giải quyết tranh chấp, cụ thể là yêu cầu Hội nghị Quan chức cao cấp về kinh tế ASEAN ( SEOM) thành lập Ban Hội thẩm.

Trường hợp tham vấn vẫn được tiến hành nhưng không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn thì bên khiếu nại có thể đề nghị Hội nghị Quan chức cao cấp về kinh tế ASEAN ( SEOM) thành lập Ban Hội thẩm để bước vào giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN.

Nghị định thư cũng quy định về thời gian rút gọn quá trình tham vấn trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như hàng hóa dễ hư hỏng. Theo đó, các bên tranh chấp sẽ phải nỗ lực hết sức để đẩy nhanh quá trình tham vấn tới mức có thể. Mặc dù có quy định về thời gian rút gọn nhưng Nghị định thư không đưa ra một thời hạn cụ thể mà để cho các bên trong tranh chấp tự quyết định.

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Lưu ý về vấn đề tham vấn trong quá trình thực thi cam kết về phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp    
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác