Print Thứ Năm, 30/11/2023 21:45 Gốc

Về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Chi lê (VCFTA), một số vấn đề cần ghi nhớ như sau:

Về cơ bản, cơ chế giải quyết tranh chấp trong VCFTA đều trải qua các bước tương tự như các FTA trong khuôn khổ ASEAN và các FTA song phương với các đối tác mà Việt Nam đã ký kết. Các bước đó là:

– Tham vấn

– Thành lập Hội đồng/ Ủy ban trọng tài

– Hội đồng/ Ủy ban trọng tài đưa ra các báo cáo

– Thực thi báo cáo của Hội đồng/ Ủy ban trọng tài

– Bồi thường, tạm ngừng các ưu đãi nếu báo cáo của Hội đồng/ Ủy ban trọng tài không được thực thi.

Một điểm đặc biệt của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Chi lê (VCFTA), đó là quy định một Bên có thể yêu cầu đưa một vụ việc lên Hội đồng thương mại tự do để giải quyết tranh chấp. Hội đồng này tương tự Ủy ban hỗn hợp trong các hiệp định thương mại khác, với thành phần là các quan chức cấp cao.

Về bản chất, quy định này không khác lắm với việc hai Bên tiến hành tham vấn lẫn nhau, do Hội đồng thương mại tự do này chỉ bao gồm đại diện hai Bên của Hiệp định là Việt Nam và Chi lê. Tuy nhiên, lợi ích của quy định này là hai Bên có nhiều thời gian để trao đổi với nhau về vấn đề tranh chấp ( sau khi tham vấn không thành công), trước khi đưa ra một cơ quan độc lập là Ủy ban trọng tài để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, Hội đồng thương mại tự do này cũng có quyền sử dụng môi giới, trung gian, hòa giải hoặc các thủ tục giải quyết tranh chấp khác để giải quyết tranh chấp cho hai Bên. Song quy định này có thể kéo dài việc giải quyết tranh chấp giữa hai Bên thông qua con đường ngoại giao, thay vì giải quyết thông qua một cơ quan trọng tài độc lập.

Điểm thứ hai, đó là quy định về việc lựa chọn trọng tài viên thứ 3 ( đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng/ Ủy ban trọng tài) của cơ chế giải quyết tranh chấp trong VCFTA so với các FTA song phương mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực như Hiệp định giữa Việt Nam với Nhật Bản, với Hàn Quốc hay với Liên minh Kinh tế Á- Âu. Theo đó, trong cơ chế giải quyết tranh chấp của VCFTA, trọng tài viên thứ 3 ( đồng thời cũng là Chủ tịch của Ủy ban trọng tài) sẽ do Tổng giám đốc WTO chỉ định, nếu hai Bên tranh chấp không thể đạt được sự nhất trí trong việc lựa chọn trọng tài viên thứ 3. Nếu Tổng giám đốc WTO chưa chỉ định được, trọng tài viên thứ 3 sẽ được lựa chọn, trong vòng 7 ngày dưới hình thức bốc thăm từ các ứng viên được đề xuất. Mỗi Bên được đề xuất 3 ứng viên cho vị trí Chủ tịch Ủy ban trọng tài.

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Lưu ý trong cơ chế giải quyết tranh chấp của VCFTA   
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác