Bộ Công an vừa có báo cáo tổng kết thi hành Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Theo thống kê, từ năm 2013 đến nay đã tạm giữ, tịch thu được hơn 17 triệu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong đó, đã trả lại hơn 4 triệu tang vật, phương tiện cho chủ sở hữu; chuyển cơ quan điều tra gần 190.000 tang vật, phương tiện; tiêu hủy hơn 5 triệu tang vật, phương tiện và bán sung công quỹ hơn 5 triệu tang vật, phương tiện. Số tang vật, phương tiện còn tồn đọng, chưa xử lý là hơn 3 triệu tang vật.
Theo Bộ Công an, việc bố trí, xây dựng và bảo đảm tiêu chuẩn nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đã được UBND các cấp và các Bộ, ngành quan tâm, bố trí kinh phí và cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, thực tế hệ thống trang thiết bị, nhà tạm giữ vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu. Nhiều địa phương hiện không có nơi tạm giữ tập trung như Hải Phòng, tỉnh Gia Lai, tỉnh Lào Cai.
Hầu hết đơn vị chức năng trên địa bàn các tỉnh đều tận dụng các phòng làm việc, trụ sở cơ quan để thực hiện công tác bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm, không có kho chứa chuyên dụng riêng biệt cho từng loại tang vật, phương tiện. Nhiều trường hợp phải thuê kho, bãi hoặc nhà dân làm nơi tạm giữ.
Điều đó dẫn đến hạn chế lớn trong việc bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông có số lượng phương tiện bị tạm giữ, tịch thu rất lớn, kích thước cồng kềnh. Nhiều trường hợp người vi phạm không đến nhận lại phương tiện do số tiền phạt cao hơn giá trị phương tiện.
Từ thực tế đó, Bộ Công an đề xuất rút ngắn thời gian và số lần thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong trường hợp phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận (không có lý do chính đáng) hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm để tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng tiến hành các thủ tục bán đấu giá, thanh lý.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị thấp hoặc không còn giá trị sử dụng mà chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện không đến nhận lại thì cần có quy định để rút gọn các thủ tục để bán đấu giá, thanh lý tài sản, tránh trường hợp tang vật, phương tiện bị tồn đọng lâu ngày, phát sinh các chi phí.
“Làm rõ trường hợp chủ phương tiện đã đặt tiền bảo lãnh nhưng không đến giải quyết thì việc sử dụng phương tiện có hợp pháp hay không. Bổ sung quy định cụ thể về việc tịch thu tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ; thủ tục chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá, tiêu hủy, tạo cơ sở để áp dụng pháp luật thống nhất, đồng bộ”- Bộ Công an đề xuất.
VƯƠNG TRẦN Theo Báo Lao động
Theo Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thuỷ,…
Tối 31/12, tại Quảng trường Nhà hát thành phố đã diễn ra Chương trình Nghệ thuật “Hải…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ,…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế…
Chiều 31/12, tại trụ sở Cục Hải quan Hải Phòng, Đoàn công tác lãnh đạo…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More