Trước tình hình đó, các nhà máy thủy điện được khai thác hạn chế, giữ mực nước các hồ ở mức cao nhất có thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong mùa khô 2019.
Theo Quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia năm 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), dự báo tốc độ tăng trưởng sản lượng điện vẫn ở mức trên 10%/năm, gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước.
Vì thế, để bảo đảm nguồn điện EVNGENCO 2 phải huy động mạnh nguồn điện từ nhiệt điện than (EVNGENCO 2 có 02 nhà máy nhiệt điện than gồm Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng với công suất lần lượt là 1.040 MWh và 1.200 MWh) nhưng vấn đề nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao nếu không quản lý chặt chẽ và đi kèm với những giải pháp kịp thời có tính khả thi.
Được biết, thời gian gần đây, Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn, Tổng công ty rà soát toàn bộ công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, trong đó có cả các nhà máy nhiệt điện than, yêu cầu phải tuân thủ đầy đủ cam kết về quan trắc và giám sát môi trường đã được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM).
Theo đó, các nhà máy nhiệt điện than phải chịu trách nhiệm đối với nguồn phát sinh chất thải của mình, chủ động tìm kiếm các giải pháp để xử lý và tiêu thụ; đồng thời phải lắp đặt hệ thống giám sát các thông số nước thải online, kết nối với Sở TN&MT để tạo thuận lợi cho các cơ quan giám sát các thông số môi trường.
Hoài Thu
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More