Tiềm ẩn từ giá vàng
Trước đại nạn mang tên Covid-19, năm 2020 được xem là một dấu ấn buồn cho nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường nói riêng. Trong đó, biểu đồ tăng đến mức chóng mặt của giá vàng là một ví dụ nổi bật.
Nhìn lại diễn biến từ đầu năm, từ mức bình quân 43 triệu đồng/lượng hồi tháng 1, giá vàng trong nước đã có thời điểm lên tới gần 60 triệu đồng/lượng, hiện đang xoay quanh mức giá 55 triệu đồng/lượng. Như vậy với giá được xem là đã giảm mạnh, nhưng giá vàng hiện tại vẫn cao hơn mức bình quân đầu năm gần 30%, đây có thể là một trong những mặt hàng có chỉ số lạm phát cao nhất trên thị trường trong năm 2020.
Dù cách thức xuất hiện trên thị trường luôn thay đổi theo sự vận động chung mang tính vĩ mô, nhưng vàng vẫn giữ nhiều chức năng rất quan trọng trong đời sống xã hội như tích lũy, trao đổi, đầu tư hoặc là thước đo cho nhiều loại hàng hóa khác. Thời gian gần đây, khi các môi trường đầu tư hấp dẫn như bất động sản, chứng khoán, kinh doanh… kém hấp dẫn, thì nguồn đầu tư cho vàng lại được quan tâm.
Chính vì vậy, mỗi khi thị trường vàng biến động thì hệ lụy tác động của loại hàng hóa đặc biệt này cũng khôn lường, nhất là ở Việt Nam, nguồn vàng tích lũy nhàn rỗi của nhân dân vẫn chưa thể thống kê chính xác và rất khó kiểm soát, nên rủi ro đến từ vàng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, sự vận động của thị trường vàng hiện cũng có nhiều thay đổi. Chẳng hạn trước kia giá vàng trong nước tích hợp tác động của cả thị trường thế giới và trong nước, trong đó tác động trong nước luôn chiếm ưu thế thì mấy năm trở lại đây, dấu ấn hội nhập ngày càng rõ nét, giá vàng trong nước tăng giảm chủ yếu theo giá thế giới, dẫn đến các sự kiện kinh tế thế giới nắm thêm quyền chi phối thị trường vàng Việt Nam.
Tại thời điểm này, theo phân tích của các chuyên gia, kinh tế thế giới đang bị đứt đoạn bởi đại dịch Covid-19, vàng chỉ là một kênh tham chiếu với những tác động nhất định. Nhưng dù vậy, trong hoàn cảnh nào thì vàng cũng luôn hiện hữu cùng các loại tiền tệ, càng về cuối năm càng để lại dấu ấn đậm nét đối với thị trường.
Trong bối cảnh đó, những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ phải cùng lúc xử lý hai vấn đề tác động. Một là tác động cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, nhất là đối với kinh tế đối ngoại; hai là tác động tâm lý xã hội, mà những thị trường ít kinh nghiệm như Việt Nam thường phản ứng rất khó lường. Đơn cử với vàng, khi giá vàng thế giới tăng cao, một phần người tiêu dùng lại đổ đi tích vàng sẽ dẫn đến các đợt sốt giá, đồng thời xu hướng tiết kiệm bằng vàng sẽ làm giảm giá trị của các phương tiện thanh toán khác, ảnh hưởng không tốt đến kiểm soát thị trường hàng hóa khác.
Nỗi lo từ thị trường tiền tệ
Với sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, thị trường vốn thế giới đang gặp khủng hoảng với quy mô không hề nhỏ, nhất là sự kết cấu lại bản đồ đầu tư mang tính toàn cầu.
Cùng với đó, những biến động xuất hiện trên thị trường tiền tệ đang mang lại tác động đa chiều, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, đồng USD đang trải qua đợt giảm giá mạnh mẽ, nên trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, biến động của USD đã làm thay đổi toàn diện thị trường.
Vấn đề quan trọng là, việc đồng USD giảm giá đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vì hầu hết việc thanh toán hiện chủ yếu vẫn dùng USD.
Tất nhiên, nhìn từ góc độ khác, nhờ USD giảm giá nên một số hoạt động nhập khẩu sẽ có lợi, điều này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước, nhưng sẽ khiến thị trường có nguy cơ phân hóa hoặc phải cơ cấu lại, do thay đổi giữa hai chiều xuất nhập hàng hóa.
Tại thị trường trong nước, trong thời gian dài hệ thống các ngân hàng thương mại lớn đã cố gắng giữ mức khá ổn định tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ, để bảo đảm tính cân bằng trong các hoạt động thanh khoản. Nhưng diễn biến mới cho thấy, trong lúc ảnh hưởng của đô-la Mỹ còn khó dự báo, thì những ngoại tệ khác cũng đang tạo ra sức ép lớn, kể cả đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc.
Bởi lẽ trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn vào nền kinh tế nước bạn từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ. Chưa kể hoạt động thương mại trực tiếp qua biên giới còn nhiều kênh chưa được kiểm soát hiệu quả. Hơn nữa, với vị thế là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, mỗi lần Trung Quốc điều chỉnh CNY là ngay lập tức cả thị trường hàng hóa Việt Nam và thế giới đều bị ảnh hưởng.
Thời gian đang tiến dần về cuối năm, cũng là thời điểm đáo hạn của các hợp đồng sản xuất, kinh doanh và quyết toán công nợ đối ngoại. Kinh nghiệm của những năm trước đã thể hiện rõ, bên cạnh việc thanh khoản của hoạt động xuất nhập khẩu của hệ thống thương mại chính ngạch, khiến vòng chu chuyển tiền tệ “xoay” mạnh, thì thị trường ngoại tệ tự do cũng luôn sôi động.
Thực tế dù Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách kiểm soát, nhưng hiện ngoại tệ tự do vẫn giữ vai trò chi phối lớn, gắn liền với thương mại ngoài luồng như xuất nhập khẩu tiểu ngạch, buôn bán hàng lậu, hàng cấm…
Nhìn từ vị thế Hải Phòng, với vai trò là đầu mối xuất nhập khẩu lớn của khu vực phía Bắc, dù nhiều hay ít thì Hải Phòng cũng phải chịu tác động trực tiếp, bao gồm cả khu vực doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu khác và các hoạt động tiểu ngạch, khi mà việc thanh khoản vẫn lệ thuộc nhiều vào nguồn ngoại tệ ngoài luồng.
Đây sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn khó dự báo đối với thị trường.
Lê Minh Thắng
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Tối 11/1, tại Nhà hát thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…
Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More