Lịch là thước đo của thời gian
Vào thời điểm cuối năm các sạp lịch luôn là một trong những nơi rực rỡ nhất, đó là nơi người ta bày bán rất nhiều loại lịch với màu sắc sặc sỡ, đó là lịch để bàn, lịch treo tường, lịch tờ, lịch bloc…
Anh Hoàng Minh Hiếu (sinh năm 1996), Phóng viên Báo Lạng Sơn cũng như rất nhiều người khác, anh thường mua lịch vào dịp cuối năm hoặc đầu năm Dương lịch. Với anh Hiếu lịch là một hệ thống được dùng để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày, lịch là thước đo tính toán thời gian không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Bản thân Hiếu thường mua lịch treo tường và lịch để bàn, để tiện theo dõi, sắp xếp thời gian công việc hợp lý, ghi chú những công việc cần làm và phải làm trong tuần, tháng… Bằng việc ghi chú các sự kiện sắp diễn ra, người ta dễ dàng nắm bắt và đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ công việc nào.
Lịch Tết có ý nghĩa sâu sắc như vậy, nên năm nào cũng vậy cứ đến tháng 12, chị Nguyễn Thị Thuấn (sinh năm 1991), Phó Giám đốc công ty Truyền thông Văn hóa Việt lại dành thời gian lựa chọn lịch treo tường để dùng cho cá nhân và biếu tặng cho người thân.
Với chị Thuấn lịch cũng như nhật ký, trong đó chị thường ghi những thông tin như công việc cá nhân của từng tuần, những việc gì cần chú ý, nhân viên của mình làm những gì hoặc dự định trong những ngày tiếp theo có công việc, dịp kỷ niệm…
Ngoài biểu thị thời gian, chị Thuấn và anh Hiếu đều cho rằng lịch còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, mang dấu ấn của cá nhân và người thân. Vào những ngày đầu năm khi giở từng trang lịch đầu tiên luôn có một cảm giác rất khó tả, mùi giấy mới cùng những con số, câu thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn, ca dao… luôn tạo cho người ta cảm giác như mở đầu cho một năm làm việc mới, mở ra một sự khởi đầu mới với niềm tin và hy vọng.
Lịch trong đời sống đương đại
Trong đời sống hiện nay công nghệ thông tin phát triển với rất nhiều thiết bị có chức năng xem thời gian như điện thoại di động, laptop, đồng hồ điện tử… nhưng các giá trị truyền thống như lịch vẫn được trân trọng. Những người trẻ như anh Hiếu và chị Thuấn đều cho rằng lịch giấy vừa có tính tiện lợi vừa tạo nên tính chuẩn chỉnh về thời gian cho người sử dụng.
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp vẫn in lịch để tặng khách hàng nhân dịp Tết vì mỗi cuốn lịch, mọi tờ lịch đều có giá trị và được gửi gắm nhiều tâm tư trong đó. Thông qua những trang lịch với những hình ảnh và thôn tin kèm theo, các cá nhân, đơn vị đều mong muốn quảng bá hình ảnh cá nhân, sản phẩm, trường học, địa phương…
Hàng năm cứ vào dịp tết Nguyên đán các trường đại học như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Đại học Giáo dục (ĐHQGHN), Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Hà Nội… đều làm lịch để tặng cho sinh viên, trên tờ lịch người ta in những hình ảnh của ngôi trường, thầy cô… để vừa làm đẹp vừa quảng bá thương hiệu nhà trường.
Llịch Tết là một khía cạnh văn hóa truyền thống, trải qua thăng trầm lịch sử đến nay nó vẫn được người Việt sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Lý Viết Trường
Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…
Sáng 19/12, theo thông tin từ UBND huyện An Dương, qua rà soát, đánh giá…
Sáng 19-12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân…
Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện nghị quyết 18 của Chính…
Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị trực…
Chiều 18/12, UBND thành phố tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More