Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Trần Khắc Kiên, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho biết: Lễ khai bút đầu Xuân tại Tháp Tường Long là việc làm thiết thực thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam và nhằm tỏ lòng thành kính của hậu thế với các bậc tiền nhân, đề cao sự học, trọng trí tuệ của người Việt; khơi dậy niềm tự hào, tri ân các thế hệ cha ông từ xa xưa đã dày công xây dựng, vun đắp mảnh đất Đồ Sơn. Qua đó tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân Đồ Sơn, nhất là thế hệ trẻ gắng công học tập, rèn luyện, đỗ đạt thành danh xây dựng quê hương giàu đẹp. Đây cũng là một hoạt động nhằm quảng bá tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh của địa phương, thu hút du khách về với Đồ Sơn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để Đồ Sơn bừng sáng trong tương lai.
Sau nghi lễ Xin bút, Rước bút, An vị bút và màn tấu trống hội, đọc chúc văn là phần biểu diễn thư pháp của Nhà thư pháp Lê Thiên Lý với 4 chữ Phong-Điều-Vũ-Thuận có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đồng thời gửi gắm thông điệp hy vọng một năm mới thành công đang đợi Đồ Sơn ở phía trước, một năm với những đổi thay, những bứt phá. Tiếp đến là phần khai bút của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành thành phố, lãnh đạo quận Đồ Sơn cùng các em học sinh và Nhân dân, du khách.
Theo sử sách, tục khai bút và xin chữ đầu Xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liên với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An, một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học. Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó. Ai đó nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy. Nghi lễ này không chỉ khơi dậy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa địa phương.
Khai bút đầu Xuân đã được lưu giữ trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Những nét chữ đầu tiên của năm luôn gửi gắm mong ước về nhiều điều tốt đẹp, thành công, thuận lợi trong năm mới; đồng thời cũng biểu hiện sự trân trọng tri thức và tôn vinh tinh thần hiếu học. Đó cũng là một truyền thống được hun đúc từ “đạo làm người” đã tạo thành một dòng chảy không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn người Việt dù gặp phong ba bão táp, vẫn mãi vẹn nguyên những giá trị truyền thống đầy ý nghĩa.
Hồng Nhung
Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ…
Virus (hMPV) lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc…
Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…
Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…
Từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm:…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More