Văn hóa

Lễ hội Xa Mã – Rước kiệu Đình Hoàng Châu: Di sản văn hoá độc đáo vùng duyên hải Bắc Bộ

Sáng 27/7 (tức ngày 10/6 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Văn hóa Đình-Chùa Hoàng Châu (huyện Cát Hải), UBND xã Hoàng Châu tổ chức khai hội Lễ hội truyền thống Xa Mã-Rước kiệu Đình Hoàng Châu. Đông đảo du khách thập phương và người dân địa phương tham dự.

Lễ hội Xa Mã-Rước kiệu Đình Hoàng Châu là 01 trong 12 Di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mang giá trị văn hóa độc đáo, đặc trưng cho cuộc sống của cư dân vùng duyên hải miền Bắc, Việt Nam.

Lễ hội truyền thống Đình Hoàng Châu, huyện Cát Hải.
Đình Hoàng Châu được khởi dựng cách đây khoảng 300 năm.

Để ghi nhớ sự kiện Đình Hoàng Châu được khởi dựng cách đây khoảng 300 năm, hàng năm người dân Hoàng Châu mở Lễ hội Xa Mã-Rước kiệu. Lễ hội được tổ chức từ mùng 10 tháng 6 âm lịch và kéo dài trong 3 ngày, nhằm tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân là Đế Thích tiên đình Liễu Hạnh công chúa, Thượng đẳng thần và hai vị thành hoàng là Đô Nguyên Soái Tuyên Nghi Chi thần và Phó Nguyên Soái Duy Bùi chi thần đã có công khai sinh lập làng. Đồng thời, Lễ hội cũng là dịp để cầu mong cho một năm mưa gió thuận hòa, mùa cá bội thu.

Lễ rước kiệu Đình Hoàng Châu.
Lễ rước kiệu Đình Hoàng Châu.

Không giống với lễ rước của các làng quê khác đi theo một trật tự nhất định, lễ rước kiệu Đình Hoàng Châu do những nam thanh nữ tú thực hiện chạy như bay trên sân đình và đi khắp quanh làng như thần thánh hiển linh.

Xa mã hay còn gọi là thi kéo ngựa gỗ tái hiện lại cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ thời xưa.
Xa mã hay còn gọi là thi kéo ngựa gỗ tái hiện lại cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ thời xưa.
Xa mã hay còn gọi là thi kéo ngựa gỗ tái hiện lại cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ thời xưa.

Gắn với sự tích của 2 vị thành hoàng làng là Đô nguyên soái và Phó nguyên soái, Xa mã hay còn gọi là thi kéo ngựa gỗ tái hiện lại cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ thời xưa. Với 2 đội tham gia là giáp Đông và giáp Đoài, cuộc thi bắt đầu khi có hiệu lệnh phát ra từ vị chủ quản. Hai Xa mã, ngựa gỗ dưới sự điều khiển khéo léo, nhịp nhàng, mạnh mẽ, quyết liệt của người chỉ huy. Mỗi giáp phải chạy đủ 3 vòng sân, không chạm vạch, cũng như không làm tổn thương đến đối phương và các thành viên trong đội.

Phần thưởng được trao cho đội thắng cuộc là lộc phẩm của Hội đình. Tham gia cuộc thi, cả người xem và người thi có cảm giác như được tham gia một buổi tập trận thực sự.

Người dân và du khách thập phương tham gia Lễ hội.

Lễ hội Xa Mã-Rước kiệu không chỉ là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của ngư dân vùng biển mà còn bảo tồn giá trị văn hóa lâu đời của cha ông. Thông qua lễ hội, giáo dục truyền thống và tình yêu quê hương, đất nước; củng cố tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng làng xã. Đồng thời, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp./.

Phương Mai, Ảnh: Đàm Thanh

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More