Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024 sẽ khai mạc vào lúc 20h ngày 17/3/2024 (8-2 âm lịch)

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 3 năm 2024 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân; Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Đền Nghè và Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình An Biên.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024 sẽ khai mạc vào lúc 20h ngày 17/3/2024 (8-2 âm lịch)

Nữ tướng Lê Chân – một nữ tướng tài ba lập được nhiều chiến công trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, được Trưng Vương phong Thánh Chân công chúa giữ chức Chưởng quân binh quyền. Bà là người có công khai hoang, lập ấp dựng lên Trang An Biên xưa, thành phố Hải Phòng ngày nay. Để tưởng nhớ công đức to lớn của Nữ tướng Lê Chân, Nhân dân đã tôn vinh bà là Thánh Mẫu và lập nhiều Đền, Đình thờ cúng.

Hằng năm, cứ đến ngày sinh (ngày Thánh đản) mồng 8 tháng 2 Âm lịch, Nhân dân quận Lê Chân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ hội với tấm lòng thành kính tri ân Nữ tướng đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Năm 2016, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân vinh dự được Bộ Văn hóa và Thể thao công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được tổ chức quy mô cấp thành phố năm 2018.

Không gian chợ quê Làng Vẻn được tái hiện tại Lễ hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong việc tổ chức Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân qua các năm, năm 2024, Lễ hội tiếp tục được quận Lê Chân tổ chức trong 03 ngày, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 3 năm 2024 (tức ngày 07, 08, 09 tháng 02 năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc như: lễ tế, lễ cáo yết, lễ rước cùng các hoạt động hưởng ứng Lễ hội như: Chương trình nghệ thuật, chợ quê, trưng bày Hoa Lan, sinh vật cảnh, các trò chơi dân gian…

Đặc biệt, Lễ khai mạc sẽ diễn ra trọng thể, quy mô tại Quảng trường Tượng đài Nữ tướng vào hồi 20 giờ 00 phút ngày 17/3/2024 (tức ngày 08/2 âm lịch).

Lễ hội được tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ. Đồng thời, thông qua các hoạt động của Lễ hội giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa, điểm du lịch tâm linh tiêu biểu của thành phố và quận đến với nhân dân và du khách trong và ngoài thành phố nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và địa phương.

Thái Bình

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14/2/2025 quy định về dạy thêm, học thêm như thế nào?

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy…

03/01/2025

Dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh

Theo quy định của thông tư về dạy thêm, học thêm mới, tổ chức, cá…

03/01/2025

Không xử phạt tại các nút giao có đèn tín hiệu bị lỗi

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết sẽ không xử phạt đối với…

03/01/2025

Quất cảnh tăng giá, chủ vườn Hải Phòng vẫn tất bật chốt đơn

Gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều nhà…

03/01/2025

Công an quận Hồng Bàng xử lý 07 trường hợp đốt pháo sáng sau trận chung kết ASEAN CUP 2024

Đêm 02/01/2025, Công an quận Hồng Bàng tổ chức tuần tra vây ráp phòng chống…

03/01/2025

Hải Phòng: Phát hiện và xử lý hơn 31.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hải Phòng) thông tin, trong năm 2024,…

03/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More