Văn hóa

Lễ hội Kỷ niệm 437 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sáng 21/12, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Bảo long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 437 năm Ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Dự Lễ Kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các Sở, ban, ngành thành phố, các địa phương và huyện Vĩnh Bảo, cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm.
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Tại Lễ kỷ niệm đã diễn ra các hoạt động: Lễ rước, dâng hương, đọc Chúc văn, diễn ca cảnh chèo “Lời sấm truyền từ quán Trung Tân”.

Ngoài các nghi Lễ truyền thống, trong 3 ngày tổ chức lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm dấu ấn vùng miền như: Chương trình thơ nhạc về trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; giải vật truyền thống, giải đua thuyền truyền thống, giải pháo đất và các trò chơi dân gian…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ dâng hương tại Lễ Kỷ niệm.

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), năm Hồng Đức thứ 21 đời vua Lê Thánh Tông tại làng Trung Am (huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương), nay là thôn Trung Am (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Ông tên húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân. Ông đỗ Đình nguyên, Trạng nguyên năm 45 tuổi, khoa thi năm Ất Mùi (1535), thời Mạc Đăng Doanh. Thi lần đầu nhưng ông đỗ tất cả các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại, Thái phó, tước Trình quốc công.

Là vị quan có tài, yêu dân, yêu nước, ông đã từng dâng sớ kết án 18 lộng thần nhưng không được vua Mạc chấp thuận, ông từ quan về quê làm thơ và dạy học. Học vấn uyên bác của ông cùng với nhân cách cao đẹp đã được người đương thời kính phục, ngưỡng vọng, coi như bậc thầy của cả một thời đại và tôn ông là Tuyết Giang phu tử. Ông đã để lại cho đời di sản đồ sộ gồm hàng nghìn bài thơ, văn bằng chữ Hán, chữ Nôm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như Văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI, “Danh nhân, nhà thơ, nhà văn hóa lớn, nhà lý học chính thống, đại trí, đại nhân; cây đa đại thụ rợp bóng cả của Việt Nam thế kỷ XVI” (Trích lưu bút của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi về thăm và dâng hương tại Đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày 15/11/2017).

Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn đã lập Trung Tân quán, dựng Am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm cho huyện Vĩnh Lại quê hương trở thành một trung tâm văn hóa-giáo dục nổi tiếng, thu hút sĩ tử của nhiều vùng trong cả nước đến thụ giáohọc trò nhiều người thành đạt như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Trương Cử…

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015). Năm 2019, Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Quần thể Di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, một điểm đến của hành trình hiếu học của nhân dân thành phố Hải Phòng và du khách thập phương; là nơi để người dân Vĩnh Bảo tự hào về con người, truyền thống văn hóa của quê hương.

Các hoạt động tại Lễ hội.

Lễ hội Đền thờ Trạng Trình, Kỷ niệm 437 năm ngày mất của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra trong ngày 3 ngày (20, 21, 22/12 tức ngày 27, 28, 29 tháng 11 năm Nhâm Dần) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo).

Lễ hội Đền Trạng Trình năm nay tiếp tục là dịp tuyên truyền, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị của khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu học cho các thế hệ học sinh, sinh viên và nhân dân, tỏ lòng tri ân của nhân dân với Trạng Trình. Tổ chức lễ hội là một trong những hoạt động chào mừng những thắng lợi của Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã giành được trong năm 2022, chào mừng năm mới 2023.

Dương Thị Bích, Huyện ủy Vĩnh Bảo

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Không xử phạt tại các nút giao có đèn tín hiệu bị lỗi

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết sẽ không xử phạt đối với…

03/01/2025

Quất cảnh tăng giá, chủ vườn Hải Phòng vẫn tất bật chốt đơn

Gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều nhà…

03/01/2025

Công an quận Hồng Bàng xử lý 07 trường hợp đốt pháo sáng sau trận chung kết ASEAN CUP 2024

Đêm 02/01/2025, Công an quận Hồng Bàng tổ chức tuần tra vây ráp phòng chống…

03/01/2025

Hải Phòng: Phát hiện và xử lý hơn 31.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hải Phòng) thông tin, trong năm 2024,…

03/01/2025

Xét xử đối tượng hành hung bác sĩ

Ngày 2/1, TAND huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) mở phiên tòa xét xử sơ…

03/01/2025

Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố tại phiên họp thứ 9

Chiều 02/01, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố (Ban Chỉ…

02/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More