Văn hóa

Lễ hội Đua thuyền truyền thống thị trấn Cát Hải – Nét đẹp văn hóa của ngư dân miền biển

Đến hẹn lại lên, vào ngày 21 tháng Giêng, những người dân miền biển ở thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải lại tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống. Lễ hội bắt nguồn từ ý nguyện tâm linh của những người đi biển, cầu Nam Hải Đại Vương – vị thần cai quản vùng biển che chở, cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu.

Lễ hội đua thuyền truyền thống thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải thường được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng.

Lễ hội bắt nguồn từ làng Gia Lộc xưa có tục lệ ngày 21 tháng Giêng, dân làng mở hội đua thuyền, hay còn gọi là ngày các lái cầu, cầu Nam Hải Đại vương phù hộ  cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu để đời sống ngư dân trên đảo thêm phần ấm no, hạnh phúc.

Đây là hoạt động thu hút sự chú ý nhất của nhân dân và du khách thập phương.

Hội đua thuyền năm nay có sự tham gia của 6 Tổ dân phố, chia thành 3 đội đua, thi đấu ở cự ly 3.500m. Các vận động viên được chọn là người thường xuyên đi biển, có sức khỏe tốt, được luyện tập trước ngày diễn ra hội. Đây cũng là hoạt động thu hút sự chú ý nhất của nhân dân và du khách thập phương.

Trao giải cho các đội thi.

Với thể lực vượt trội và kỹ thuật tốt, Đội cờ trắng đến từ Tổ dân phố Hải Lộc đã cán đích đầu tiên, giành giải Nhất cuộc đua; Đội cờ vàng đến từ Tổ dân phố Tiến Lộc giành giải Nhì; liên quân các Tổ dân phố Lương Năng, Lục Độ, Hòa Hy, Đôn Lương giành giải Ba. Kết quả của giải đấu năm nay, với Đội cờ trắng vô địch, đã đáp ứng được ý nguyện tâm linh của người dân thị trấn Cát Hải về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ngày một phát triển.

Lễ rước kiệu Chư thánh giá hồi cung.

Sau cuộc đua thuyền là Lễ rước kiệu Chư thánh giá hồi cung. Đây cũng là nghi lễ mang đậm tính tâm linh, tạo ấn tượng trong lòng du khách. Người dân nơi đây cho rằng, cứ vào dịp hội làng là những vị thần có công khai sinh lập làng, đi quanh làng để thăm thú, chứng kiến sự đổi thay của quê hương và phù hộ độ trì cho dân làng được no ấm bình an, mùa màng bội thu. Khi những chiếc kiệu thánh dừng lại, cũng là lúc thánh giá hồi cung và hội tan. Người dân và du khách trở về với công việc cuộc sống hàng ngày, với một niềm tin năm mới gặp nhiều may mắn và thành công.

Được tổ chức trong 3 ngày, từ 19 đến 21 tháng Giêng, Lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, thể thao khác như lễ rước nước, thi đấu bóng bàn, thi đan lưới, thi làm bánh trôi nước, thi kéo co nữ.

Lễ hội đua thuyền truyền thống 21 tháng Giêng, cùng các hoạt động phong phú, đã góp phần tạo nên bản sắc riêng, độc đáo của văn hoá vùng biển Cát Hải, thu hút hàng ngàn người dân, du khách trong và ngoài nước tham gia. Ngoài ý nghĩa truyền thống, nét đẹp văn hoá, thì đây còn là dịp để bà con ngư dân tập luyện, thử thách sự dẻo dai, rèn luyện ý chí chinh phục biển cả, cổ vũ con người phấn đấu vươn lên làm ăn, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh./.

 

Phương Mai, Trung Tuyến

 

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More