Văn hóa

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2022: Đổi mới công tác tổ chức, quản lý lễ hội

Ngày 8/8, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 2928/BVHTTDL-VHCS gửi UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2022.

Theo đó, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012 nhằm ghi nhận và tôn vinh các thực hành văn hóa của cộng đồng; phản ánh sự đa dạng văn hóa, sự sáng tạo của con người; góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể… Hàng năm, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được cộng đồng chủ thể và chính quyền tổ chức, thực hành các nghi thức theo truyền thống.

Để chuẩn bị tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2022 và trong thời gian tới, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội; đồng thời tiếp tục thực hiện giải pháp đổi mới hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo UBND quận Đồ Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng, các Sở, ban, ngành lưu ý và tập trung chỉ đạo các hoạt động liên quan đến Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, thực hiện một số nhiệm vụ:

Một là, tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2022 theo nội dung “Đề án đổi mới công tác tổ chức, quản lý lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất năm 2018. UBND quận Đồ Sơn tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2022 và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội theo sự phân cấp của Chính phủ quy định tại Điều 20 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP.

Hai là, xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội, có hàng rào kiên cố khu vực chọi trâu và có các phương tiện chuyên dụng để phòng ngừa, xử lý những tình huống phát sinh trong tổ chức lễ hội.

Ba là, kiểm soát, ngăn chặn các hiện tượng cá cược xảy ra trong lễ hội, quy định chặt chẽ trách nhiệm đối với chủ trâu, người tham gia lễ hội và có biện pháp xử lý kịp thời khi có hiện tượng cá cược xảy ra. Lựa chọn người trong cộng đồng có kinh nghiệm, tâm huyết với lễ hội để mua trâu, nuôi trâu và huấn luyện trâu tham gia lễ hội.

Bốn là, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; có khu giết mổ tập trung trâu chọi, quản lý việc giết mổ để bảo vệ thương hiệu thịt trâu chọi Đồ Sơn, thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán đúng giá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm vệ sinh môi trường và quyền lợi hợp pháp cho các ông chủ trâu cũng như người tiêu dùng; không để xảy ra hiện tượng thương mại hóa, khai thác nguồn lợi kinh tế làm sai lệch bản chất, ý nghĩa, nội dung của lễ hội.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nét đẹp văn hóa và ý nghĩa biểu trưng của các thực hành lễ hội đến cộng đồng và công chúng.

Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, kịp thời động viên, khen thưởng đối với các tổ chức cá nhân đã có những đóng góp tích cực cho lễ hội.

Hồng Nhung

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hiệu quả mô hình đào tạo kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi trên địa bàn thành phố trong dịp hè

Nghỉ hè là khoảng thời gian lý tưởng để phụ huynh đăng ký cho con…

17/07/2024

Lớp học ở Hải Phòng có 41/48 học sinh đạt trên 9 điểm môn Ngữ Văn

Lớp 12C11 Trường THPT Quang Trung (Hải Phòng) vừa ghi nhận 41/48 học sinh đạt…

17/07/2024

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More