5 năm tới và tầm nhìn tới năm 2030, các KCN, KKT phấn đấu nâng tỷ lệ lấp đầy lên 70%; phát triển và mở rộng 15 KCN với tổng diện tích 6.418ha; thu hút FDI vào KKT, KCN đạt 12,5-15 tỷ USD; số lượng lao động cần có lên tới 300.000 người. Theo dự báo, nhu cầu lao động có trình độ quản lý bậc cao, bao gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân giàu kinh nghiệm khoảng 4% số lao động trên, tương ứng hơn 10.000 người. Lao động quản lý có trình độ bậc trung, bao gồm các thợ bậc cao, cử nhân cao đẳng nghề, kỹ sư thực hành… khoảng 7%, tương ứng hơn 20.000 người. Công nhân kỹ thuật và người lao động đã qua đào tạo khoảng 40% tương ứng với 120.000 người. Số còn lại là lao động phổ thông như các bộ phận lắp ráp, các dây chuyền chế biến, đóng gói, thủ công… khoảng 50%, tương ứng 150.000 người.
Như vậy yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển các KKT, KCN là khá lớn. Trong khi đó, khả năng đáp ứng chưa theo kịp. Có tình trạng này là do phân luồng giáo dục triển khai còn chậm và chưa quyết liệt, việc hướng nghiệp cho học sinh còn hạn chế nên dẫn tới mất cân đối, thừa thầy, thiếu thợ. Công tác đào tạo của các trường đại học, các trường chuyên nghiệp nặng về lý thuyết, yếu kém về ngoại ngữ, chưa sát với yêu cầu của thị trường lao động. Các cơ sở dạy nghề được đầu tư nhiều năm nhưng dàn trải, thiếu thầy, mỏng về cơ sở thực hành; chương trình khung còn ôm đồm nhiều kỹ năng nhưng đều “làng nhàng” cùng một trình độ, trong khi thiếu kỹ năng chuyên sâu, là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp, còn có tình trạng bộ phận nhân sự của một số DN có hiện tượng tiêu cực trong tuyển dụng lao động. Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và DN còn thiếu gắn kết nên còn có khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực tiễn sản xuất. Nhiều trường phản ánh, rất khó để học viên các trường có thể tham gia thực tập tại các DN trong quá trình học tập do DN lo ảnh hưởng tới năng suất hay hỏng hóc trang thiết bị trong quá trình thực hành, thực tập…
Để lấp đầy khoảng trống đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Ban Quản lý KKT Hải Phòng đánh giá, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về nhu cầu, yêu cầu lao động việc làm trên địa bàn thành phố nói chung và các KCN, KKT nói riêng. Cùng với đó, tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, trước hết là cơ sở đào tạo của thành phố với các DN trong KCN, KKT, thực hiện đào tạo theo nhu cầu. Trong đó, các cán bộ, chuyên gia của DN cũng có thể trở thành người dạy trực tiếp, nâng cao kỹ năng thực hành và giúp sinh viên làm quen dần với môi trường làm việc, tác phong công nghiệp. Việc khuyến khích nhu cầu học tập của xã hội, nhất là xã hội hóa trong học tập để tất cả mọi người đều có cơ hội có việc làm, khuyến khích mọi hình thức đào tạo, phát huy các trọng điểm của các cơ sở đào tạo cũng rất quan trọng và cần thiết…
Đào tạo nhân lực là một trong 3 khâu đột phá của thành phố. Những năm qua, công tác này đạt được nhiều thành tựu nhưng so với yêu cầu vẫn có khoảng cách khá xa. Đặc biệt, 5 năm tới được coi là thời kỳ phát triển đột phá của các KCN, KKT thành phố với dự kiến nguồn vốn thu hút khoảng 25-30 tỷ USD với nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Đây là sự thúc đẩy thành phố tiếp tục có những giải pháp căn cơ, cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn để chủ động nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các KCN, KKT./.
Trọng Nhân
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More