Lập bản đồ hiện trạng công trình ngầm: Bảo vệ công trình, hạn chế sự cố

Những năm gần đây, việc xây dựng công trình ngầm trên địa bàn thành phố phát triển rất nhanh. Để quản lý việc đầu tư, xây dựng công trình ngầm hiệu quả cao, cần lập được bản đồ hiện trạng công trình ngầm, trên cơ sở đó lập quy hoạch đầu tư xây dựng đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, hiện thành phố chưa có công cụ quản lý này.

Khoan nhồi trụ cầu vượt Đình Vũ- Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ảnh: Duy Thính

Nhiều bất cập vì thiếu bản đồ công trình ngầm

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng, Bùi Thanh Tùng đánh giá, các công trình ngầm trên địa bàn thành phố phát triển rất nhanh. Nhưng việc đo đạc, lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch công trình ngầm chưa theo kịp tốc  độ phát triển. Thành phố vẫn chưa lập bản đồ hiện trạng các công trình ngầm, do đó việc quản lý xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng Đào Viết Tản: Các công trình ngầm tại đô thị được chia làm ba loại hình: công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, công trình giao thông ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng. Việc hạ ngầm các công trình như đường điện, hệ thống dây dẫn thông tin liên lạc được thực hiện thường xuyên từ nhiều năm nay. Mỗi công trình (cáp điện, nước, chiếu sáng, thông tin…) lại được quản lý bởi các cơ quan khác nhau. Việc xây dựng các công trình mới thường gặp nhiều khó khăn do không biết chính xác vị trí công trình ngầm. Do vậy, quá trình thi công thường xuyên xảy ra sự cố công trình ngầm. Năm 2011, Ban quản lý dự án lưới điện thành phố thực hiện ngầm hóa hệ thống dây dẫn tuyến cáp 22 KV. Quá trình thi công làm ảnh hưởng đến các công trình khác. Trong đó, đơn vị chịu thiệt hại nặng nề nhất là Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng. Các sự cố do các đoạn cáp điện ngầm đặt trùng hoặc không đủ khoảng cách an toàn với đường ống nước xảy ra. Việc thi công còn làm vỡ 4 điểm đường ống trên các phố  Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Tuệ và phố Cấm, Đà Nẵng, khiến việc cấp nước cho hộ dân tại các khu vực trên bị ảnh hưởng.  Đây chỉ là một trong nhiều sự cố do thành phố chưa có bản đồ hiện trạng, quy hoạch công trình ngầm đồng bộ, thống nhất. Hiện nay việc đầu tư các công trình ngầm theo kiểu “mạnh ai, nấy làm” lắp đặt, bố trí ở các độ sâu khác nhau nên thường xuyên xảy ra tình trạng đơn vị này vừa lấp xong thì đơn vị khác lại đào lên, ảnh hưởng mỹ quan thành phố.

Sự chậm trễ trong việc đo đạc, lập bản đồ hiện trạng công trình ngầm có nhiều nguyên nhân. Trong cuộc khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đo đạc, bản đồ tại Hải Phòng. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh. Đây là tình trạng chung của nhiều tỉnh, thành phố khác: Việc đo đạc lập bản đồ hiện trạng công trình ngầm cần nguồn kinh phí lớn, do đó, cần có hướng dẫn, quy định cụ thể. Hiện nay, các quy định về cơ chế thực hiện đo đạc, lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch công trình ngầm đều thiếu, các địa phương chưa có cơ sở để thực hiện. Để khắc phục tình trạng này cần có khung pháp lý và quy hoạch công trình ngầm đồng bộ.

Chủ động quản lý, giám sát công trình ngầm

Theo Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng Bùi Thanh Tùng: Việc xây dựng các công trình ngầm cần được thực hiện tổng thể từ quy hoạch xây dựng, đầu tư đến khai thác sử dụng. Dù việc đầu tư lập bản đồ hiện trạng công trình ngầm tốn kém nhưng có lợi ích lâu dài.

Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Văn Thanh cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu bản đồ hiện trạng, việc quản lý công trình ngầm thực hiện nghiêm túc theo Điều 65 của Luật Xây dựng về điều kiện cấp phép công trình xây dựng trong đô thị. Điều này quy định khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy-nen để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, Sở có yêu cầu chặt chẽ hơn  đối với các đơn vị thi công hạ tầng ngầm. Các đơn vị thi công tầng hầm đều phải có bản vẽ sau khi hoàn thành công trình; đồng thời thực hiện cập nhật và số hoá các công trình. Về lâu dài thành phố cần có kế hoạch khảo sát và lập cơ sở dữ liệu đối với công trình ngầm trên toàn thành phố; tạo cơ sở cho việc lập bản đồ hiện trạng.

Được biết, dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14, tháng 6-2018, quy định cụ thể về hoạt động đo đạc, lập bản đồ công trình ngầm. Quy định này khắc phục những hạn chế về thiếu cơ sở pháp lý trong hoạt động đo đạc, lập bản đồ công trình ngầm trên địa bàn thành phố thời gian qua.

Nguyên Mai – Báo Hải Phòng 22/1/2018

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More