Xã hội

Lao động được hỗ trợ 1-3 triệu đồng

Người lao động bị giảm việc, ngừng việc, mất việc từ ngày 1/10/2022 đến 31/3/2023 sẽ được nhận hỗ trợ 1-3 triệu đồng từ kinh phí công đoàn.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 16/1 ban hành gói hỗ trợ lao động mất việc, bị cắt giảm việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã có đóng kinh phí công đoàn trước 30/9/2022.

Lao động bị giảm giờ làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng theo quy định của Bộ luật Lao động; ngừng việc từ 14 ngày trở lên mà có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng ghi trong hợp đồng thì được hưởng một triệu đồng.

Người tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương từ 30 ngày trở lên (trừ lý do cá nhân) nhận 2 triệu đồng.

Mức hỗ trợ 3 triệu đồng dành cho lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chính sách không áp dụng cho người đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bị kỷ luật sa thải, thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Nguồn tiền trích từ kinh phí công đoàn, giao cơ sở thực hiện. Thời gian nhận hồ sơ chậm nhất ngày 31/3 và chi trả chậm nhất đến 30/5.

Người lao động tìm việc những ngày cuối năm 2022 tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Phạm Chiểu.

Mỗi người chỉ nhận tiền một lần và được mức cao nhất nếu đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách cùng lúc. Lao động được hưởng phần chi trả chênh lệch nếu ban đầu thuộc nhóm hưởng mức thấp sau đó rơi vào nhóm hưởng mức cao.

Lao động không phải đoàn viên công đoàn được hỗ trợ bằng 70% so với quy định. Lao động nữ không phải đoàn viên công đoàn mà từ 35 tuổi trở lên, đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi được nhận 1-3 triệu đồng như các nhóm trên.

Gói hỗ trợ của công đoàn được đưa ra cách Tết Nguyên đán 5 ngày với mong muốn san sẻ khó khăn với người lao động trong bối cảnh hàng chục nghìn công nhân đã về quê vì mất việc do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.

Thống kê tới cuối tháng 12/2022, hơn 483.000 lao động bị giảm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng trong 1.240 doanh nghiệp tại 44 tỉnh thành. Trên 70% lao động chịu ảnh hưởng làm việc trong doanh nghiệp FDI, tập trung ba ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ, chủ yếu ở phía nam như TP HCM, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và An Giang.

Trong số này, có hàng nghìn công nhân nữ 35 tuổi trở lên, đang thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Công đoàn dự báo ra Tết sẽ có thêm gần 272.000 người bị giảm giờ làm và 15.800 lao động mất việc.

Hồng Chiêu

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More