Đáng lo ngại, tình hình tai nạn lao động tại Hải Phòng có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2021, toàn quốc xảy ra 6.504 vụ tai nạn lao động (giảm 1.876 vụ so với năm 2020), làm 6.658 người bị nạn (giảm 1.952 người so với năm 2020). Còn tại Hải Phòng, theo số liệu thống kê của UBND thành phố, năm 2021 trên địa bàn xảy ra 169 vụ tai nạn lao động với 11 nạn nhân, tăng 17 vụ, tương ứng 12,5% so với năm 2020. Trong đó, tai nạn lao động chết người 20 vụ, làm 20 người chết (tăng 4 vụ so với năm 2020). 5 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn thành phố xảy ra 6 vụ tai nạn chết người trong quá trình lao động, làm 7 người chết (tăng 2 vụ, 3 người chết so với cùng kỳ năm 2021).
Nguyên nhân tai nạn lao động được cơ quan chức năng chỉ rõ từ hai phía: Người sử dụng lao động và lao động. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; chưa tạo môi trường làm việc an toàn, thiếu trang thiết bị bảo hộ đối với người lao động. Trong khi người lao động còn tâm lý chủ quan, vi phạm quy trình, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, không sử dụng trang bị bảo hộ… Trước thực trạng tai nạn lao động gia tăng, UBND thành phố ban hành văn bản số 4453, ngày 14/7/2022 về việc tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố. Theo đó, yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị chú trọng thực hiện nghiêm, bài bản, thực chất công tác an toàn lao động; giám sát, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp xem nhẹ an toàn lao động…
Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động một cách căn cơ, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả người lao động và chủ sử dụng lao động được coi là giải pháp then chốt mang tính quyết định, bởi chỉ khi doanh nghiệp, người lao động tự giác bảo vệ mình, bảo vệ doanh nghiệp, vấn đề mất an toàn lao động mới được giải quyết hiệu quả. Để xây dựng danh tiếng và uy tín, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức, nhưng có thể “đổ sông, đổ biển” chỉ trong ít phút nếu xảy ra tai nạn lao động. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư thỏa đáng, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Đừng vì tiết kiệm ít kinh phí mà bỏ qua một số khâu bảo đảm an toàn, gây ra những thiệt hại không đáng có. Cũng không chỉ thực hiện trong những đợt kiểm tra, thanh tra, tháng an toàn vệ sinh lao động, mà cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Người lao động cũng cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn vệ sinh lao động; thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật An toàn vệ sinh lao động. Có bảo đảm “cộng tác” chặt chẽ từ hai phía như vậy, người lao động thêm vững tâm làm việc đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp mới phát triển bền vững.
Song Nguyên
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More