Kinh tế

Làm giàu từ mô hình Vườn-Ao-Chuồng

Thời gian qua, trên địa bàn xã An Đồng, An Dương, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương nông dân vượt khó làm kinh tế giỏi. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến anh Cao Văn Dũng, sinh 1970, hội viên Hội Nông dân thôn Văn Tra, một trong những nông dân điển hình làm kinh tế giỏi từ mô hình Vườn-Ao-Chuồng của địa phương.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghiệp giỏi tại địa phương, năm 1985, gia đình anh Dũng được địa phương khoán cho 3 mẫu ruộng để phát triển sản xuất, cấy lúa kết hợp chăn nuôi. Khoảng thời gian lao động, tăng gia sản xuất cùng gia đình, có sự định hướng, hướng dẫn, chỉ bảo của bố mẹ nên anh Dũng đã tích luỹ được không ít kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi. Đến năm 1993, sau khi lập gia đình, xin ra ở riêng, vợ chồng anh Dũng được bố mẹ giao lại toàn bộ diện tích 3 mẫu ruộng trên để sản xuất nông nghiệp, làm kế sinh nhai.

Anh Dũng chăm sóc đàn gà nuôi.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ cây lúa không cao, sau khi bàn tính, cân nhắc kỹ càng, vợ chồng anh Dũng quyết định mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cấy lúa sang trồng cây ăn quả, đào ao thả cá, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, theo mô hình “Vườn-Ao-Chuồng”.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2000, do chỉ tập trung vào kiến thiết chuồng trại, chăn nuôi nhỏ lẻ nên thu nhập của vợ chồng anh không được như mong muốn.

Nhờ tính chuyên cần lại ham học hỏi, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ nên anh Dũng nhanh chóng đúc kết được ra chân lý là: Muốn phát triển kinh tế, làm giàu từ nông nghiệp thì phải mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chăn nuôi. Và một yếu tố đặc biệt quan trọng, có vai trò quyết định đến sự thành bại của quá trình chăn nuôi đó là khả năng làm chủ KHKT, nắm bắt, ứng dụng một cách thuần thục, linh hoạt, sáng tạo quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt. Chính vì thế mà năm 2001, vợ chồng anh Dũng đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng lấy tiền xây dựng chuồng trại kiên cố đáp ứng yêu cầu chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp thả cá, trồng rau. Trên bờ, trong chuồng trại thì vợ chồng anh triển khai nuôi 5 con lợn; 300 con ngan, gà; ngoài vườn trồng cây ăn quả và đào ao, thả cá dưới nước.

Tình hình sản xuất, chăn nuôi được “thuận buồm, xuôi gió”, ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên trung bình mỗi năm, mô hình “Vườn-Ao-Chuồng” của gia đình anh cho thu nhập trên 100.000.000 đồng.

Đàn lợn nuôi của gia đình anh Dũng.

Công sức bỏ ra thu về được “trái ngọt” xứng đáng đã tạo động lực thôi thúc gia đình anh càng ngày càng hăng say lao động. Cũng kể từ đây, hai vợ chồng anh Dũng đồng tâm, hiệp lực, cùng hạ quyết tâm phấn đấu làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Thế là, năm 2013, gia đình quyết định bán đi khu đất 500m² bố mẹ anh cho để có thêm nguồn vốn mở rộng quy mô sản xuất.

Hiện, quy mô “Vườn-Ao-Chuồng” của gia đình anh có trên 1.500m² chuồng để chăn nuôi lợn, gà; 10.000m² để thả cá và 200m² ao nuôi baba cùng trên 100 cây ăn quả các loại như: vải, xoài, mít… Trung bình mỗi năm, sau khi đã trừ các khoản chi phí trồng trọt, chăn nuôi đi, mô hình mang lại cho gia đình tổng nguồn thu đạt trên 700.000.000 đồng/năm.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế gia đình, anh Dũng còn được biết đến là hội viên Nông dân luôn tích cực đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào nhân đạo, từ thiện; đền ơn, đáp nghĩa; xoá đói, giảm nghèo…, do địa phương phát động.

Cùng với đó, những kinh nghiệm quý báu đúc rút được từ thực tiễn sản xuất của gia đình cũng được anh Dũng nhiệt tình chia sẻ cho bà con nhân dân địa phương để cùng nhau phát triển kinh tế. Qua đó, anh Dũng đã có những đóng góp nhất định cùng cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương chung tay giúp bà con nhân dân tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần; đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương…

KC

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More