Giai đoạn đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi nên gia đình ông gặp không ít rủi ro. Sau nhiều vụ thất bại, vốn bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, không chụi khuất phục trước khó khăn, trở ngại, cộng thêm sự ủng hộ to lớn của gia đình, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương, ông Khanh đã tích cực tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ Khuyến nông tổ chức để nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi. Đồng thời tự mày mò, tìm hiểu thêm những tiến bộ KHKT trên các phương tiện thông tin đại chúng và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để làm giàu kinh nghiệm cho bản thân.
Khi đã nắm chắc quy trình kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, ông Khanh đã mạnh dạn mở rộng trang trại gà lên 2.000m², quy mô chăn nuôi 17.000 con. Năng suất chăn nuôi của gia đình ông Khanh cũng từng bước tăng lên, dịch bệnh trên đàn gà được kiểm soát tối đa, lợi nhuận thu được từ đó cũng ngày một tăng lên. Trung bình mỗi năm, gia đình ông nuôi 3 lứa gà. Trừ các khoản chi phí chăn nuôi đi, gia đình ông thu lời 1 tỷ đồng.
Có tích luỹ trong tay, cộng với niềm đam mê học hỏi không ngừng, cùng với việc phát triển chăn nuôi, gia đình ông Khanh đã mua thêm 1 máy lồng làm đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
Đáng chú ý, năm 2015, gia đình ông được hỗ trợ mua một máy gặt đập liên hoàn KUBOTA của Sở NN&PTNT thành phố theo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đại diện Trạm Khuyến nông An Lão, Kỹ sư Nguyễn Thị Thu Nguyệt chia sẻ: Từng bước gây dựng cơ ngơi, dần mở rộng sản xuất, đến nay gia đình ông Khanh đã mua thêm 1 máy gặt đập, 2 máy cấy, máy gieo mạ khay. Mỗi vụ lúa, số lượng mạ khay gia đình ông gieo cấy, bán cho nông dân của xã lên đến 12.000 khay.
Công việc gia đình vất vả, bận rộn là thế nhưng ông Khanh luôn nhiệt tình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hộ nông dân khác nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Ông được các hộ dân tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng “Tổ dịch vụ cơ giới hóa” của địa phương.
Được sự tuyên truyền, vận động tích cực, nhiệt tình của ông Khanh, trên địa bàn xã Chiến Thắng đã có 35 hộ nông dân tích cực tham gia mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cấy cùng một giống lúa với quy mô 30ha.
Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong tất cả các khâu như: gieo mạ khay, cấy máy, sử dụng phân bón Arotobacterin đến khi thu hoạch thì gặt bằng máy… Mô hình áp dụng kỹ thuật tổng hợp giúp các hộ dân thuận lợi cho quá trình chăm sóc, giảm được phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Qua đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà nông, tạo ra nguồn nông sản sạch cung ứng cho thị trường, thu hút các hộ dân gắn bó với đồng ruộng, khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng hoang.
Ông Khanh khiêm tốn chia sẻ, có được thành quả trên ngoài sự phấn đấu không ngừng của hai vợ chồng ông còn nhờ sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, Phòng NN&PTNT huyện An Lão, nhất là được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông thành phố, Trạm Khuyến nông huyện đã tích cực tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhiệt tình hướng dẫn gia đình ông cũng như các hộ dân khác đi thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông đã học tập, áp dụng thành công vào thực tế sản xuất chăn nuôi.
Chứng kiến quá trình khởi nghiệp và thành công của gia đình ông Khanh, ai nấy đều không khỏi “ngả mũ” thán phục trước nghị lực vươn lên và ý chí quyết tâm làm giàu cùng sự say mê, gắn bó, nhiệt huyết với nghề nông của ông.
KC
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More