Kiên quyết đấu tranh với hành vi lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, xâm hại An ninh quốc gia – Bài 5: Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh

Thời gian tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều ứng dụng và các tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân. Trong đó, phải khẳng định sự hiện diện và phát triển của mạng xã hội, của internet là tất yếu khách quan, có cả tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức, phát triển và kìm hãm, truyền thống và phi truyền thống, niềm tin và pháp luật…

Việc tiếp nhận, khai thác và đánh giá, sử dụng, bình luận (comment) như thế nào là tùy thuộc vào ý thức chủ quan, nhận thức và thái độ chính trị của người sử dụng. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch xác định mạng xã hội là “công cụ số một”, là “mũi nhọn”, “khâu đột phá” để tung tin xấu độc, xuyên tạc, hạ thấp uy tín cá nhân và tổ chức, gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ, khoét sâu vào những yếu kém, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thời gian tới để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng chống phá cách mạng Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân cần làm tốt công tác nắm tình hình từ xa, ngay tại cơ sở và trên không gian mạng, tập trung đấu tranh ngăn chặn và hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đưa thông tin xấu độc, giả mạo, lên không gian mạng.

Đồng thời, chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an có nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng, trong đó tập trung làm tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, trong đó Công an nhân dân là nòng cốt, cần chủ động, chủ trì, tích cực tham mưu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trước những hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.

Chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, các dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Điều quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ có đủ khả năng nhận thức, phân tích, phân biệt, đánh giá thông tin chính thống với thông tin giả mạo, xuyên tạc.

Đây là một giải pháp rất quan trọng, thường xuyên, cơ bản, lâu dài để mỗi cán bộ, đảng viên dù công tác ở cương vị nào cũng nêu cao trách nhiệm và nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, từ đó tự ngăn ngừa, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chính bản thân mình.

Hai là, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, trong đó tập trung tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng của các loại đối tượng làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi người khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận, hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm trước bản thân, trước pháp luật.

Chủ động có thái độ, ứng xử, không bình luận, chia sẻ những bài viết có nội dung xấu, phản cách mạng, đồng thời đấu tranh phản bác những thông tin xấu độc, giả mạo, viết không đúng tôn chỉ, mục đích, viết theo lối suy diễn một chiều…

Đối với những bài viết hay, phản ánh đúng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì chủ động tương tác, chia sẻ, ủng hộ, tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, góp phần đẩy lùi những thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng.

Ba là, tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Thông báo của Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh với hoạt động lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xấu độc, giả mạo, các thông tin tuyên truyền phản động, xuyên tạc, vu cáo, nói xấu Đảng, Nhà nước.

Bốn là, thường xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn kỹ thuật trên báo chí, mạng xã hội để cán bộ, đảng viên, nhân dân biết và sử dụng các chức năng an toàn, những khuyến cáo của nhà sản xuất để nâng cao khả năng phòng chống phát tán phần mềm gián điệp, thông tin xấu độc, giả mạo, vô hiệu hóa các tính năng, ứng dụng trên máy tính, điện thoại di động thông minh… không cần thiết.

Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong nước xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các trang mạng phản động thường đưa các thông tin xấu độc, giả mạo. Tập trung đấu tranh với tội phạm mạng, khẩn trương làm rõ các tên miền, địa chỉ IP, xác minh hệ thống hạ tầng mạng khi bị tấn công mạng…; sử dụng các biện pháp kỹ thuật đánh sập, vô hiệu hóa một số trang website, blog mà đối tượng thường xuyên đăng tải thông tin giả mạo, xấu độc của các tổ chức phản động lưu vong…

Năm là, các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng viễn thông trong nước và nước ngoài cần chủ động phối hợp để triển khai có hiệu quả các nghị định thư, thoả thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm mạng xuyên biên giới. Rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn, an ninh mạng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế trong việc chặn lọc thông tin xấu độc.

Quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động của hệ thống mạng, các trang, cổng thông tin điện tử để phát hiện sơ hở, thiếu sót dẫn đến mất an ninh, an toàn thông tin mạng mà các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng để đưa các thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng và có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Sáu là, tập trung quản lý các loại hình thông tin trên mạng, nhất là các mạng xã hội, trang thông tin điện tử, blog; xây dựng những từ khóa để sàng lọc, ngăn chặn các trang thông tin điện tử, báo điện tử, blog có nội dung xấu độc trên mạng xã hội, các tin nhắn rác. Quản lý chặt chẽ thuê bao di động trả trước và dịch vụ internet.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy định quản lý để doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, phong tục tập quán của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và lợi ích của người sử dụng theo hướng chấp hành nghiêm pháp luật gắn với kinh doanh hiệu quả, minh bạch. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp về an toàn thông tin, hướng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hành nghề cung cấp dịch vụ viễn thông, internet xóa bỏ hoàn toàn các thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng.

Thượng tá Nguyễn Quốc Huy  – Phó Trưởng Phòng An ninh kinh tế – CATP Hải Phòng – An ninh Hải Phòng 10/07/2018

Tin khác

Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng trao tặng nhà “Mái ấm yêu thương” cho gia đình học sinh nghèo vượt khó

Sáng ngày 26/12, tại thôn Hy Tái, xã Hồng Thái, huyện An Dương,TP. Hải Phòng,…

26/12/2024

Chỉnh trang quán hoa 80 năm tuổi – biểu tượng TP Hải Phòng

Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng (Hải Phòng), quận đang…

26/12/2024

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do thay đổi địa giới hành chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có hướng dẫn các doanh nghệp đăng ký…

26/12/2024

Công nhân KCN Hải Phòng được thưởng Tết trung bình 13 triệu đồng/người

Dự kiến, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Hải Phòng thưởng Tết Nguyên…

25/12/2024

Nam thanh niên ở Hải Phòng sang Thái Bình cướp tại một tiệm vàng

Công an huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) vừa bắt giữ 1 đối tượng cướp…

25/12/2024

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm 1 buổi thi, 2 môn thi

So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1…

25/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More