Xã hội

Kiểm soát việc tái đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu, nguy cơ dịch tái phát trở lại là rất cao. Vừa qua, Sở NN&PTNT ban hành công văn về việc kiểm soát việc tái đàn lợn, chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Theo đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các quận, huyện quan tâm chỉ đạo, triển khai một số nội dung sau:

Các đại biểu bàn giải pháp tái đàn lợn nuôi sau dịch tả lợn Châu Phi

Tiếp tục chỉ đạo, triển khai quyết liệt, thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố theo nội dung các văn bảo chỉ đạo của TW, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP. Hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi lợn tạm thời chuyển hướng sang chăn nuôi các đối tượng vật nuôi khác hoặc phát triển cây trồng, nuôi trồng thủy sản.

Chủ động tái cơ cấu tổ chức sản xuất, ứng dụng phát triển mô hình chăn nuôi CNC, theo hướng an toàn sinh học, chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi (có hiệu lực từ ngày 1-1-2020) tới các hộ chăn nuôi, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn thành phố; hướng dẫn các hộ, cơ sở chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học đối với chăn nuôi lợn…

Chỉ đạo, kiểm soát việc tái đàn lợn: tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các khu vực chăn nuôi, vùng dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm bằng vôi bột hoặc hóa chất; không thực hiện tái đàn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đáp ứng điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, không bảo đảm quy định về môi trường, phòng chống dịch bệnh…; hạn chế, tiến tới bỏ hoàn toàn việc chăn nuôi trong khu dân cư, đặc biệt khu dân cư đô thị; chỉ cho phép tái đàn đối với các cơ sở chăn nuôi lớn đảm bảo thực hiện an toàn sinh học. Thực hiện nghiêm quy trình về các bước tái đàn có sự giám sát của cơ quan thú y.

Con giống nhập về nuôi phải khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, sạch bệnh. Trước khi tiếp nhận lợn giống về nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo, được chính quyền địa phương cho phép, có sự theo dõi, quản lý của cơ quan thú y.

Kiên quyết xử lý những cơ sở, hộ chăn nuôi lợn tự ý, cố tình tái đàn lơn khi chưa có sự cho phép của chính quyền địa phương, không được hưởng chính sách hỗ rợ khi dịch bệnh xảy ra phải tiêu hủy. Hướng dẫn người chăn nuôi dừng sử dụng các nhóm thức ăn có nguy cơ cao với bệnh dịch tả lợn Châu Phi như: thức ăn thừa tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể, hoặc của gia đình; thức ăn thừa của đàn lợn đã bị dịch…

Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, UBND huyện, quận tổng hợp kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tình hình tái đàn lợn; công tác phòng chống dịch trên địa bàn gửi Sở tổng hợp, báo cáo UBND TP.

KC

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Bão số 2 hướng thẳng vào Vịnh Bắc Bộ

Trưa nay 21.7, cơ quan khí tượng đã cập nhật vị trí và đường đi…

21/07/2024

Công ty ở Hải Phòng chi hơn 10 tỉ đồng xây nhà ở công nhân

Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Anh Minh (Hải Phòng)…

21/07/2024

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà…

20/07/2024

Công nhận khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng mở rộng, thành phố Hải Phòng

Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định 670/QĐ-BXD về việc công nhận quận Hồng Bàng…

20/07/2024

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More