Do đó, việc kiểm soát hoạt động của xe tải và xử lý nghiêm tình trạng lái xe vi phạm quy định, phòng, chống dịch dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Tăng cường quản lý xe tải đi, đến Hải Phòng
Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải (GTVT) Nguyễn Đức Thọ cho biết, trung bình mỗi ngày có hơn 10.000 lượt xe tải các loại (bao gồm xe chở hàng hóa và xe đầu kéo kéo công-ten-nơ) lưu thông qua địa bàn thành phố. Trong đó, phần lớn là các xe đến Hải Phòng. Với số lượng xe này, nếu trên xe chỉ có 1 lái xe, tương ứng đã hơn 10.000 người; nếu trên xe 2 người, con số đó là gấp đôi. Do đó, Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát theo hệ thống giám sát hành trình để biết được các điểm đi, đến, đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp (DN) vận tải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của UBND thành phố về phòng dịch.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng Đặng Thế Phương, trong số các loại xe tải, việc kiểm soát xe công-ten-nơ không khó, vì các xe đều di chuyển theo cung đường đã định sẵn. DN phối hợp với các đơn vị cảng, bến bãi tổ chức cho các xe ra vào, hành trình kiểm soát chặt chẽ, tổ chức bốc xếp hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện. Các DN có giải pháp hỗ trợ lái xe ăn, ở tập trung theo chỉ đạo của thành phố. Song, Hải Phòng ngoài 17.000 xe công-ten-nơ còn có tới 64.000 xe tải các loại, trong số đó có nhiều xe đi tuyến xa. Những chiếc xe này có thể đi qua hoặc đi vào vùng dịch, sau đó về Hải Phòng, len lỏi vào các khu dân cư. Đó là nguy cơ cao cần phải được tính đến.
Quản lý hoạt động của xe tải phải bắt đầu từ DN. Trước hết là quản lý phương tiện và người lái. Các DN căn cứ theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố tuyên truyền cho các lái xe hoạt động liên tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu về kiểm tra y tế. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định chung. Điều đáng nói là, hoạt động của xe tải khác hẳn với xe chở khách là đi tốc độ chậm, lái xe dừng đỗ, xuống cùng bốc xếp hàng hóa tại các địa điểm đón, trả hàng. Trong thời điểm hiện nay, thành phố cho phép trên mỗi xe tải được có 2 người. Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, DN và cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ hành trình của xe thông qua hệ thống giám sát hành trình. Nếu xe trở về từ vùng có dịch, phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan y tế.
Xử lý nghiêm việc xe chở hàng kèm chở khách
Theo quy định của UBND thành phố, xe tải các loại được phép chở 2 người gồm 1 lái xe và 1 phụ xe đến Hải Phòng. Tuy nhiên, có trường hợp lái xe tải cố tình “lách luật”, nhận chở người từ Hà Nội, Hải Dương về Hải Phòng bằng cách “biến” hành khách thành… phụ xe. Theo các cán bộ, chiến sĩ trực tại chốt kiểm soát trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đoạn nút giao với đường Phạm Văn Đồng, trong ngày 5-4, lực lượn làm nhiệm vụ phát hiện 1 chiếc xe tải về Hải Phòng chở theo 1 người, ăn mặc sành điệu, mang nhiều đồ vật đắt tiền. Khi được dừng xe yêu cầu kiểm tra, người đi cùng phải nhận là đi nhờ xe tải về Hải Phòng. Tổ công tác kiên quyết không cho người này vào Hải Phòng, theo quy định thành phố.
Hiện tượng xe tải chở theo hành khách làm dấy lên sự lo ngại của chính các DN vận tải, vì bản thân DN cũng nghiêm cấm lái xe nhận chở hành khách để lấy tiền. Nếu bị phát hiện, nhiều khả năng sẽ bị cách ly cả lái xe, DN còn bị cảnh cáo. Theo nhiều DN vận tải hàng hóa bằng xe công-ten-nơ, trong thời điểm cả nước vào cao điểm phòng, chống dich COVID-19, đơn vị phải giao bản sao hợp đồng cho các lái xe để xuất trình các chốt kiểm soát khi có yêu cầu. Nếu nhận chở theo người, chắc chắn người đi cùng không có bản sao hợp đồng, không được công ty xác nhận các chốt kiểm soát sẽ dễ dàng phát hiện, xử lý.
Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng Đặng Thế Phương đề nghị, các chốt kiểm soát nếu phát hiện xe tải có 2 người, cần kiểm tra hợp đồng để xác định người trên xe. Còn theo đề xuất của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, trong trường hợp chưa kịp sao hợp đồng, mỗi DN trước khi cho xe xuất phát từ Hải Phòng, cần bổ sung thêm 1 phiếu ghi tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại của lái xe. Nếu bố trí thêm người, cũng phải ghi giống như khai báo của lái xe. Tờ phiếu này phải được đánh máy, đóng dấu, không được để trống phần ghi tên tránh tình trạng lái xe tự ý điền thêm vào. Phiếu giao cho lái xe 2 bản, 1 bản cầm theo, 1 bản sẽ chuyển lại cho các chốt kiểm soát trước khi rời khỏi thành phố để đối chiếu khi xe về. Làm như vậy, sẽ kiểm soát chặt chẽ được số người trên xe trước khi rời thành phố và tránh được tình trạng lúc đi 1 người, lúc về 2 người hoặc lúc đi 2 người, lúc về 1 người.
Trong đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay, giãn cách xã hội là một biện pháp có vai trò quyết định. Để góp phần thực hiện hiệu quả cao, cần sự tuân thủ của DN, lái xe, sự quyết liệt trong phát hiện, xử lý vi phạm của các đơn vị chức năng. Ngăn chặn dịch bệnh thành công chính là nền tảng để Hải Phòng tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội. Doanh nghiệp, lái xe cần ý thức hơn nữa, đừng “tham bát, bỏ mâm”!
Đức Phong – Ảnh: Hoàng Phước
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More