Phó giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung nhấn mạnh: cùng công tác thanh tra, kiểm tra, sẽ tăng cường kiểm soát, xử phạt vi phạm tại các bếp ăn tập thể nhằm tăng sức răn đe và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp (DN) có bếp ăn tập thể. Đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức thực hành của người chế biến, người sử dụng trong phòng, chống các nguy cơ về lây nhiễm và ngộ độc thực phẩm.
Theo báo cáo của Sở Y tế, hiện trên địa bàn thành phố có 4.256 bếp ăn tập thể, trong đó 457 bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Từ đầu năm đến nay, các đoàn kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra 133 bếp ăn tập thể, trong đó 96 bếp ăn tập thể khu công nghiệp và xử phạt 85,5 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lỗi thường gặp qua kiểm tra bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp là thiết kế và tổ chức bếp không theo nguyên tắc một chiều, hệ thống cống thoát nước không bảo đảm… Nguyên nhân một phần do chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Một số doanh nghiệp liên kết nhà thầu kinh doanh dịch vụ ăn uống nấu tại chỗ, nhưng chưa chủ động khắc phục các điều kiện về cơ sở vật chất bếp ăn…
Lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp Đông Anh.
Con số thống kê của Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm năm 2017, cũng cho thấy, thành phố kiểm tra 162 bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó 20 bếp ăn tập thể bị xử phạt hành chính với số tiền 124 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: Sử dụng bếp ăn không được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều; bảo quản thực phẩm chưa đúng, không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; không ghi chép đầy đủ các nội dung theo quy định…
Thực trạng trên cho thấy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, tại các khu công nghiệp, chế xuất và cụm công nghiệp nói riêng trên địa bàn thành phố đang trở thành vấn đề nóng. Từ công tác quản lý Nhà nước thời gian qua cho thấy, nếu không có sự giám sát chặt chẽ, ngộ độc thực phẩm sẽ gây hậu quả khó lường.
Khẳng định việc coi sức khỏe của người lao động là tài sản của DN, Trưởng Văn phòng Đại diện Ban Quản lý các khu công nghiệp & chế xuất Hà Nội, Đỗ Tiến Đản cho hay: Ban Quản lý được giao 9 KCN trên 8 quận, huyện TP, bao gồm 147.000 lao động, trong đó có 1.200 lao động nước ngoài. Năm 2015, Ban Quản lý ký với Sở Y tế quy chế phối hợp và đến nay thực hiện tốt các nhiệm vụ chỉ đạo, chế độ báo cáo và thông tin thường xuyên. Hằng năm, chúng tôi tổ chức 2 đợt tập huấn về bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể cho đối tượng là các chủ DN, chủ cơ sở chế biến. Ngoài ra, việc tính toán, xây dựng giá suất ăn cho người lao động cần phải được linh hoạt. Cơ bản là chủ DN cần quan tâm tới đời sống người lao động, có chế độ phù hợp từng vị trí lao động và có ý thức trong bảo vệ quyền lợi người lao động, coi sức khỏe của người lao động là tài sản của DN.
Tuy nhiên, với tình trạng thực phẩm bẩn vẫn len lỏi vào các bếp ăn, ông Võ Việt Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội dẫn chứng tình trạng các DN nhỏ lẻ liên kết DN lớn về sản xuất thực phẩm sạch để “làm đẹp” hồ sơ, nhưng sau đó lại nhập thực phẩm trôi nổi từ bên ngoài để cung cấp cho các bếp ăn tập thể . Bên cạnh đó, theo ông Dũng, giá thành suất ăn của công nhân của nhiều DN trong các KCN hiện nay còn thấp, khó có thể bảo đảm về dinh dưỡng cũng như chất lượng thực phẩm.
Để thực phẩm bẩn không có “cửa” vào các bếp ăn tập thể , theo ông Võ Việt Dũng, các cơ quan chức năng cần kiểm tra thực chất, truy xuất đến cùng nguồn gốc thực phẩm để tránh tình trạng các nhà cung cấp thực phẩm “treo đầu dê, bán thịt chó”. Đồng thời, ông Dũng mong muốn cơ quan quản lý kết nối để các DN sản xuất thực phẩm an toàn gặp được những DN có nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn. Đồng thời, phải thường xuyên giám sát và hướng dẫn cụ thể nhà cung cấp thực phẩm, người chế biến về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), có chế tài thưởng, phạt cụ thể.
Về phía cơ quan quản lý, Phó giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung nhấn mạnh, thời gian tới, Sở tăng cường tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP, quy trình điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm tới chủ cơ sở, người chế biến, người quản lý bếp ăn tập thể của các DN. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, sẽ tăng cường xử phạt vi phạm tại các bếp ăn tập thể nhằm tăng sức răn đe và nâng cao trách nhiệm của các DN có bếp ăn tập thể; Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức thực hành của người chế biến, người sử dụng trong phòng, chống các nguy cơ về lây nhiễm và ngộ độc thực phẩm.
Minh Nguyệt – Báo Hải Phòng 08/09/2018
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More