Dự báo, thời kỳ từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025, hiện tượng khí tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina, với xác suất chính xác khoảng 60-70%. Cụ thể, từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025 có khoảng 12-14 đợt không khí lạnh tràn về ảnh hưởng đến khí hậu khu vực thành phố Hải Phòng.
Đáng chú ý, không khí lạnh nửa đầu mùa đông (tháng 11 và 12/2024) có đặc điểm là độ ẩm thấp, trời hanh khô và rét. Rét đậm, rét hại tập trung nhiều trong tháng 1/2025. Những đợt không khí lạnh mạnh kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Nhiệt độ trung bình các tháng 11 và 12/2024 xấp xỉ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5°C (trong đó, tháng 11 nền nhiệt phổ biến 21,7 đến 22,5°C, tháng 12 nhiệt độ dao động 18,2 đến 19,30°C). Tháng 1/2025, nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1°C, mức nhiệt phổ biến 16,3-17,1°C.
Về lượng mưa tháng 11/2024 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30mm (trung bình nhiều năm tháng 11 khoảng 40-46mm), tháng 12/2024, lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm của tháng 12 là 18-26mm). Đến tháng 1/ 2025, lượng mưa xấp xỉ thấp hơn trung bình nhiều năm 21-36mm.
Trong giai đoạn này, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ cao hơn so với trung bình nhiều năm. Cụ thể, trung bình nhiều năm trên biển Đông có 2-3 cơn bão, trong đó đổ bộ vào đất liền khoảng 1 cơn bão. Giai đoạn này, bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền có khả năng tập trung nhiều ở khu vực Trung bộ và các tỉnh phía Nam. Đề phòng khả năng bão, áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực biển Đông. Không có cơn bão, áp thấp nhiệt đới nào ảnh hưởng đến thành phố Hải Phòng trong thời kỳ từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025.
Giai đoạn từ tháng 2/2025, tháng chính Đông, không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh hơn sẽ gây rét đậm, rét hại ở khu vực Hải Phòng. Mỗi đợt kéo dài từ 3-7 ngày. Đến tháng 3, 4/2025, không khí lạnh giảm cường độ và tần suất xuất hiện trong tháng 3 và tháng 4. Dự kiến, có khoảng 11-13 đợt không khí lạnh trong giai đoạn này. Đặc điểm không khí lạnh cuối đông cường độ yếu và lệch đông có khả năng gây mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Đáng lưu ý, khi không khí lạnh mới tràn về hoặc được tăng cường sẽ gây gió mạnh và sóng lớn trên biển. Vào các tháng chuyển mùa (tháng 3, 4), thường xảy ra giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong cơn giông. Nhiệt độ trung bình tháng 2 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,0°C (trung bình nhiều năm tháng 2 là 17,2-17,4°C), tháng 3/2025 xấp xỉ cao hơn trung bình nhiều năm 0,5°C (trung bình nhiều năm tháng 3 là 19,1-19,5°C), tháng 4/2025 xấp xỉ thấp hơn trung bình nhiều năm 0,5°C (trung bình nhiều năm tháng 4 là 22,7-23,2°C).
Tổng lượng mưa các tháng 2, 3/2025 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-10mm (trung bình nhiều năm tháng 2 là 20-26mm, tháng 3 27-55mm), tháng 4/2025 xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm tháng 4 là 45-67mm).
Lưu ý, giai đoạn này xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn. Thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 4/2025, mực nước các sông ở Hải Phòng dao động chính theo thủy triều và ảnh hưởng của mực nước thượng nguồn. Do mực nước thượng nguồn có xu hướng giảm dần, các sông khu vực Hải Phòng sẽ chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tác động đến các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản của người dân. Dao động thủy triều khu vực ven biển Hải Phòng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đỉnh triều cao nhất xảy ra vào tháng 4/2025, có khả năng đạt 375cm, tuy không gây tác động xấu đến các hoạt động sống của người dân ven biển nhưng gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
NGUYỄN HỒNG SINH (Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Hải Phòng)
Nhằm biểu dương tôn vinh và tri ân các thầy, cô giáo có thành tích…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Anh Quân vừa có ý kiến…
Chiều 18/11, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do…
Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV đầu năm đến nay có 82,9% là…
Nhằm thông tin các vấn đề liên quan đến các thủ tục mua Nhà ở…
Sáng 18/11, Thường trực HĐND thành phố tiếp xúc cử tri là đại diện hội…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More