Giáo dục

Không thể cấm dạy thêm, đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết

Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc dạy thêm, học thêm không thể cấm được, bởi không có văn bản nào cấm. Do vậy, việc đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết.

Chiều 6.12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, báo chí đặt câu hỏi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) liên quan tới quan điểm của Bộ GDĐT về việc đưa việc dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong khi đó, đa số giáo viên dạy thêm hiện nay là nhỏ lẻ.

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng đề xuất này không mới. Trước kia, Luật Đầu tư có quy định đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Năm 2012, Bộ GDĐT có ban hành Thông tư 17 quy định việc này, “chứ đây không phải là ý tưởng mới”.

Sau đó, Luật Đầu tư bỏ dạy thêm khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên Bộ GDĐT bỏ một số điều của thông tư này. Bây giờ mới có đề xuất, đề nghị lại.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời chiều 6.12. Ảnh: Phạm Đông.

Về một số ý kiến cho rằng, đa số giáo viên dạy thêm hiện nay là nhỏ lẻ, Thứ trưởng Bộ GDĐT thông tin, giáo viên tham gia vào dạy thêm theo 3 đến 4 hình thức, thầy cô dạy nhỏ lẻ dạy học sinh lớp khác, gia sư, phụ huynh nhờ; tham gia dạy thêm ở các trung tâm; tự thầy cô tổ chức trung tâm đó; có hình thức mới là dạy trực tuyến, một số thầy cô tổ chức một mình, có thêm đồng nghiệp tham gia, quy mô lớn.

Việc dạy thêm, học thêm không thể cấm được, bởi không có văn bản nào cấm. Nhưng nhiều vấn đề dư luận đặt ra, phụ huynh học sinh quan tâm là con mình học ở đâu, thế nào, học phí ra sao; địa phương quan tâm nội dung thế nào; có đảm bảo công khai, minh bạch không“, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Theo đó, ông Sơn cho rằng, việc đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết để bộ, ngành, địa phương quản lý được, đảm bảo chất lượng, quyền lợi của người học cũng như đảm bảo quyền lợi thầy cô.

Chúng tôi sẽ hoàn thiện, sửa đổi thông tư để ban hành. Quản lý chất lượng, quản lý về mặt thời gian, trách nhiệm của thầy cô, trong trường hợp nào thì được dạy thêm, có trong trường học không, với đối tượng nào. Chúng tôi cho rằng cái này là cần thiết nên đề xuất lại để đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chứ không thể cứ nói là nhỏ lẻ, bởi dạy trên mạng thì không nhỏ lẻ và nhỏ lẻ cũng phải quản lý”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Vương Trần, Phạm Đông

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More