Chính sách

Không phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng

Sinh viên sư phạm có thể không được hỗ trợ 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí mỗi tháng nếu kết quả học tập yếu.

Sinh viên sư phạm học yếu có thể bị cắt 3,6 triệu/tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 116 năm 2020 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Theo đó, sinh viên sư phạm vẫn được nhà nước hỗ trợ học phí cùng 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí mỗi tháng, không quá 10 tháng một năm học. Tuy nhiên, từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, Bộ GDĐT đề xuất không xét hỗ trợ sinh hoạt phí với sinh viên có điểm trung bình học tập hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu (dưới 2/4). Cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo năm học.

Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí (đã hưởng chính sách nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; không đủ thời gian công tác; đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành khác) sẽ bị thu hồi kinh phí đã hỗ trợ.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 6.5. Ảnh: Vân Trang.

Nhiều vướng mắc trong việc triển khai nghị định 116

Nghị định 116 có hiệu lực từ năm học 2021-2022 quy định, kinh phí hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm lấy từ nguồn ngân sách hàng năm chi cho giáo dục, đào tạo của các địa phương, bộ, ngành, không phải do trường đại học chi trả. Nghị định 116 không đưa ra yêu cầu về học lực hay điểm rèn luyện của sinh viên.

Chính vì lí do này, nhiều năm qua, ngành Sư phạm luôn có sức hút rất lớn đối với sinh viên. Đa phần các em ứng tuyển với hy vọng được miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt và có công việc ổn định sau khi ra trường. Chính vì số lượng thí sinh nộp hồ sơ lớn, điểm chuẩn nhóm ngành này luôn ở mức rất cao. Năm nay, có nhiều ngành trên 27 điểm.

Bộ GDĐT đánh giá, quá trình triển khai Nghị định 116 có tác động tích cực đến việc thu hút sinh viên giỏi. Tuy hiên, vẫn còn khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.

Chẳng hạn, theo thống kê, tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố…

Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ…

Các địa phương lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên không thực hiện và chi trả kinh phí đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ giáo viên xin về làm việc gây mất công bằng giữa các địa phương với nhau.

Theo Bộ GDĐT, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc này cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Bộ GDĐT cho hay lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi nghị định 116 đến hết ngày 14.10. Đề xuất trong dự thảo sẽ tạo động lực để sinh viên học tập, từ đó nâng cao chất lượng.

Vân Trang

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh gây mưa dông, có nơi mưa rất to

Do tác động của một đợt không khí lạnh yếu tăng cường, miền Bắc sắp…

14/05/2024

Kịp thời can ngăn người phụ nữ định tự tử ở cầu Bính, Hải Phòng

Chiều 14.5, Công an TP.Hải Phòng thông tin, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính…

14/05/2024

Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Công ty cổ phần Đầu tư…

14/05/2024

Cứu sống người phụ nữ bị viêm ruột thừa cấp ngay trên đảo

Quá trình mổ, các phẫu thuật viên nhận thấy ruột thừa của người bệnh bị…

14/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More