Print Thứ năm, 26/12/2019 11:28 Gốc

Dự báo giá hàng hóa, thực phẩm sẽ tăng trong dịp Tết Nguyên đán, các địa phương đã chú trọng công tác bình ổn giá, trong đó, nguồn cung dồi dào là một trong những yếu tố quan trọng để giữ giá hàng hóa ổn định. Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm này, các địa phương đã chủ động dự tính được lượng hàng hóa phục vụ Tết.

Tết còn xa, hàng hóa đã đua nhau tăng giá

Mặc dù còn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhưng các mặt hàng phục vụ Tết đã đua nhau tăng giá. Theo khảo sát của PV, các mặt hàng tăng giá mạnh nhất là hải sản, thủy sản, thịt bò, nấm tươi, các loại đồ khô phục vụ Tết như măng, nộm tiến vu, giò chả…

Tại các chợ dân sinh, giá thịt bò philê cao nhất ở  mức 320.000 – 350.000đồng/kg, thăn bò: 260000 – 270.000đồng/kg, tăng 10.000 – 20.000đồng/kg; các mặt hàng thủy sản, hải sản cũng tăng khoảng 1-2 giá. Cụ thể, cá trắm trắng từ giá 70.000 đồng/kg đã tăng lên 80.000 đồng/kg; cá diếc cỡ lớn tăng từ 60.000 đồng/kg  lên 70.000 đồng/kg; đặc biệt, dò lụa tăng hẳn 50.000-70000 đồng/kg, dao động từ  150.000-230.000 đồng/kg tùy chất lượng và độ “tinh” (không độn thêm bột, phụ gia) của giò.

Bình ổn liệu đã “ổn”

Ngày 24.12, báo cáo công tác cân đối cung ứng cầu hàng hóa, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020, bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Cần quan tâm đến mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm có thể thay thế được thịt lợn về giá cả, nguồn cung, tình hình khâu mặt hàng để kịp thời điều tiết, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân.

Tại các thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…  công tác bình ổn thị trường dịp Tết cũng đã được triển khai cách đây hơn 1 tháng. Chi phí bình ổn giá thị trường đã góp phần kìm giá hàng hóa phi mã dịp cuối năm.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), mặt hàng để đưa vào chương trình Bình ổn thị trường thường là nhóm mặt hàng thiết yếu, có mức tiêu dùng cao và có khả năng tăng giá vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như lương thực, thực phẩm (bao gồm thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn), đường, dầu ăn, trứng gia cầm… Có thể thấy, kể từ khi Chương trình Bình ổn thị trường được triển khai (năm 2003) tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… chỉ số giá tiêu dùng tại các địa phương này không tăng cao đột biến (thông thường trong các năm trước đó CPI của các thành phố lớn luôn cao hơn các địa phương khác), đồng thời, giữ mặt bằng giá chung tương đối ổn định, có xu hướng dẫn dắt thị trường và giúp người dân có sự lựa chọn tốt hơn, kiềm chế mức tăng giá tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh.

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trung bình sản lượng lợn hơi xuất chuồng 1 tháng thời điểm hiện tại khoảng 22.250 tấn/tháng. Bên cạnh đó, ngoài nguồn cung từ chăn nuôi nội tại, Hà Nội cũng được cung ứng nguồn thực phẩm từ các địa phương khác. “Hà Nội chưa tính đến bài toán nhập khẩu thịt lợn mà người dân cũng không mặn mà”.

Khánh Vũ – Cường Ngô

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Không lo thiếu thịt dịp Tết
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác