Theo đó, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH chủ động phối hợp với đơn vị chức năng của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để có phương án giải quyết triệt để các trường hợp người “ăn xin”, người lang thang, người khuyết tật trên toàn địa bàn. Ngoài ra, trên cơ sở theo dõi công tác quản lý dân cư, đơn vị có trách nhiệm đôn đốc Công an các địa phương rà soát, giải quyết dứt điểm các trường hợp công dân vắng mặt tại nơi đăng ký không rõ nơi đến, “hành nghề ăn xin-lang thang” đồng thời hướng dẫn Công an các quận, huyện về quy trình tập trung người “ăn xin”, người lang thang và tổng hợp báo cáo Giám đốc CATP kết quả xử lý trước ngày 15 hằng tháng.
Phòng Cảnh sát giao thông qua công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến kịp thời phát hiện những trường hợp người “ăn xin”, người lang thang, thông báo ngay cho Tổ thường trực xử lý (thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) hoặc Công an cấp cơ sở gần nhất để tiếp nhận, xử lý theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Đồng thời, đơn vị tổ chức khảo sát độc lập các điểm, nút giao thông có đèn tín hiệu trên địa bàn thành phố để ghi nhận (bằng hình ảnh hoặc các phương tiện khác) các điểm thường xuyên có người “ăn xin”, người lang thang gây mất ATGT, báo cáo Phó Giám đốc CATP phụ trách lĩnh vực TTATGT chỉ đạo giải quyết dứt điểm trước ngày 30/6/2024…
Phòng Cảnh sát hình sự triển khai các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản; phối hợp, hướng dẫn Công an các quận, huyện tại các địa bàn phức tạp về TTXH, ở khu vực trung tâm, các điểm công cộng phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng xin ăn, giả tàn tật, đánh giầy, bán hàng rong để hoạt động phạm pháp; đối tượng lợi dụng trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật để trục lợi; các hành vi ngược đãi, đẩy người tâm thần ra đường phố hoặc tổ chức, xúi giục người khác đi ăn xin.
Công an các quận, huyện chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương siết chặt công tác quản lý hành chính về ANTT; tuyên truyền đến từng tổ dân phố, khu dân cư, tổ chức chính trị đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương trên của CATP, đồng thời khảo sát trên địa bàn quản lý và tại các nút giao thông, khu vực chợ, khu du lịch… có người “ăn xin”, người lang thang, người khuyết tật thường xuyên hoạt động để báo cáo Tổ liên ngành tập trung thu gom. Bên cạnh đó, Công an các xã, phường tăng cường theo dõi, thống kê tình hình lao động nhập cư, quản lý đối tượng bán hàng rong, đánh giày, bán vé số… để có biện pháp giáo dục, răn đe nhằm ngăn chặn hiện tượng người lang thang…
Phòng Tham mưu có trách nhiệm bổ sung nội dung, chỉ tiêu các hoạt động trên vào phong trào thi đua “Vì ANTQ” của Công an các đơn vị, địa phương; theo dõi, đánh giá và báo cáo Giám đốc CATP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Các đơn vị tuyên truyền trong CATP có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đài báo địa phương phản ánh sâu rộng công tác giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố…
Giám đốc CATP cũng giao Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH tiến hành kiểm tra trực tiếp địa bàn cơ sở theo chuyên đề; đôn đốc, đánh giá cách làm, kết quả của Công an các quận, huyện; từ đó kịp thời hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc…
KC
Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More