Không có cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố

Năm 2017, thành phố Hải Phòng đã tiến hành phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với 566 cơ sở; trong đó phân loại theo Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là 315 cơ sở; phân loại theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước là 251 cơ sở. 

Theo báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của 315 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì số cơ sở phát sinh khí thải là 56 cơ sở chiếm 18%; số cơ sở phát sinh nước thải là 271 cơ sở chiếm 86%; số cơ sở phát sinh tiếng ồn, độ rung là 315 cơ sở chiếm 100%. Rà soát và đối chiếu các tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với 251 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố; đối chiếu với các tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả: 173 cơ sở không gây ô nhiễm môi trường, 78 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không có cơ sở nào gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm, về khách quan là do việc xây dựng, vận hành và bảo dưỡng định kỳ hệ thống xử lý môi trường cần nguồn kinh phí tương đối lớn, gây khó khăn cho chủ cơ sở khi triển khai thực hiện. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ các cơ sở như cho vay vốn ưu đãi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để các chủ cơ sở thực hiện xây dựng hệ thống xử lý môi trường và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm.
Về chủ quan, một số cơ sở tuy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng vận hành không thường xuyên hoặc không đúng quy trình; chưa thường xuyên bảo dưỡng định kỳ hệ thống. Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm và giám sát kiểm tra, khắc phục hậu quả vi phạm còn chưa kịp thời, thường xuyên.
Thời gian tới, UBND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm; UBND các quận, huyện nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xác nhận hồ sơ môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền, tăng cường công tác giám sát đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp đăng tải các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Hải – Cổng TTĐT thành phố 07/06/2018

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More