Theo đó, phương án cải tạo là khôi phục lại cầu trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, tận dụng, gia cố mố cầu và dầm dẫn hai bên; khôi phục lại dầm chính cầu đi bộ, đảm bảo khoảng cách tĩnh không cầu tính từ đỉnh ray tới đáy dầm là 5,3m, chiều dài dầm là 6,55m, khoảng cách giữa hai trụ cầu là 4,0m; dầm chính cầu sử dụng kết cấu vòm bằng bê tông chất lượng siêu cao…
Theo Sở Giao thông vận tải, tuyến phố Cầu Đất là tuyến đường trục xuyên tâm tại thành phố, đây là tuyến đường duy nhất kết nối trực tiếp từ Trung tâm thành phố với đường Lạch Tray và phía Đông Nam thành phố. Việc tồn tại cầu đi bộ qua đường sắt bị phá dỡ và không sử dụng không chỉ gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của thành phố. Do vậy, việc khôi phục cầu đi bộ qua đường sắt là cần thiết nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, kiến trúc phù hợp với cảnh quan chung của tuyến phố Cầu Đất.
Hiện nay, cầu cho người đi bộ qua đường sắt trên tuyến Cầu Đất đã bị phá dỡ dầm chính, chỉ còn lại các dầm dẫn và 02 mố cầu về phía đường Lạch Tray và phía đường Hoàng Văn Thụ được xây dựng bằng gạch nung. Các mố cầu, dầm dẫn, lan can trên cầu cũng đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, mặt khác do nhiều năm không được quản lý, sử dụng 02 mố cầu này đã bị người dân tự ý lấn chiếm tận dụng để đặt biển quảng cáo hoặc làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Trâm Bầu
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More