Khai mạc Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55 – năm 2020

Sáng 29/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Viện Khảo cổ học – Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng diễn ra Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55 – năm 2020.

Đại biểu dự Hội nghị.

Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Thành – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam; Nguyễn Văn Tùng – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Xuân Bình – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Đào Khánh Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành trung ương, địa phương và hơn 300 đại biểu là các nhà khoa học, khảo cổ học, quản lý văn hóa trên toàn quốc.

Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành trao quà cho đại diện các nhà khoa học dự Hội nghị.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành thay mặt thành phố Hải Phòng nhận quà tặng từ đại diện các nhà khoa học.

Đây là Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hải Phòng, là diễn đàn khoa học để thông báo, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, các phát hiện mới về lĩnh vực khảo cổ học, nhằm giới thiệu đến công chúng và nhân dân, cung cấp các thông tin, vấn đề khảo cổ học mới, tiềm năng nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ học và khoa học, xã hội và nhân văn. Đây cũng là cơ sở đề xuất xây dựng các đề án, dự án, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội của đất nước và các địa phương. Đồng thời, đây là dịp để giới thiệu với các đại biểu về thành phố Hải Phòng xanh – văn minh – hiện đại mang tính đột phá trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình vui mừng thông báo tới các đại biểu về những kết quả nổi bật, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội của thành phố trong thời gian qua. Đồng thời cho biết, Hải Phòng là vùng đất có di tích đậm đặc với 879 di tích, trong đó có 506 di tích đã được xếp hạng các cấp, có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 115 di tích quốc gia và 389 di tích thành phố; 474 lễ hội và 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên địa bàn thành phố có 50 di tích thờ Ngô Quyền, 13 di tích thờ Lê Đại Hành, 81 di tích thờ Trần Hưng Đạo. Hải Phòng có các di chỉ khảo cổ học có giá trị tầm quốc gia đã được các nhà khoa học công bố như: Khu di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Khu di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà, di chỉ khảo cổ Cái Bèo…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình thông tin về những kết quả phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của thành phố tại Hội nghị.

Một điều đặc biệt của thành phố trong thời gian gần đây thu hút sự quan tâm đông đảo nhà khoa học và nhân dân, đó là, từ sự phát hiện của nhân dân, sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các nhà khoa học, những kết quả nghiên cứu bước đầu được công bố, đã phát hiện ra các dấu tích vật chất của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng: dấu tích bãi cọc Cao Quỳ, bãi cọc Đầm Thượng tại huyện Thủy Nguyên. Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích, thành phố đã quan tâm đầu tư dự án xây dựng tuyến đường vào khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ. Đây là phát hiện có ý nghĩa lớn với lịch sử thành phố, là niềm tự hảo của nhân dân cả nước nói chung và thành phố nói riêng, là nơi tạo lên nguồn cảm hứng mãnh liệt trong mạch nguồn lịch sử của dân tộc ta.

Theo chương trình Hội nghị, các đại biểu sẽ thông tin về hoạt động khảo cổ học toàn quốc nói chung và của các đơn vị chuyên ngành liên quan trên toàn quốc, như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Khảo cổ học – Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ… Hội nghị đã nhận được 341 bài viết là những phát hiện mới về khảo cổ học trong thời gian qua, trong đó có 105 bài về khảo cổ học tiền sử, 166 bài khảo cổ học lịch sử, 48 bài khảo cổ học Champa-Óc Eo, 16 bài khảo cổ học dưới nước và 6 bài về các hoạt động chung của các cơ quan nghiên cứu khảo cổ.

Nhiều báo cáo được thực hiện công phu, nghiêm túc, có nội dung phong phú. Đó chính là những thông tin khoa học mới bổ sung những cứ liệu vật chất, giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khảo cổ học Việt Nam, góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử hình thành dân tộc, lịch sử hình thành và phát triển con người Việt Nam. Mục tiêu để bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của Việt Nam trong thời kỳ mới, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

V.H.N

Ảnh: Tô Thành

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…

25/11/2024

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…

25/11/2024

Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh

Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…

25/11/2024

Hải Phòng có tân Cục trưởng Cục Hải quan thành phố

Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…

25/11/2024

Thí sinh Hải Phòng trở thành Á vương 1 của Nam vương Thế giới – Mr World 2024

Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…

24/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More