Print Thứ Ba, 13/09/2022 10:00 Gốc

Sáng 13/9, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố tổ chức phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam-Nhật Bản. Đồng chí Phạm Thị Sen Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố chủ trì phiên kết nối cung cầu công nghệ.

Cùng dự trực tuyến có bà Quyền Thị Thúy Hà, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka và các ông: Murata Yoshitake; Kihara Kasumi, đại diện cho Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh (Jetro). Tham dự có đại diện 11 tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp FDI Nhật Bản; đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phiên kế nối cung cầu công nghệ được trực tuyến được phát live trên kênh youtube ISC CHANNEL và các nền tảng mạng xã hội khác.

Quang cảnh Phiên kết nối cung cầu công nghệ.

Tại phiên kết nối cung cầu công nghệ các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp công nghệ đến từ Nhật Bản đã giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác, giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực: công nghiệp; công nghệ bảo quản nông, thủy sản… Đặc biệt, tham gia trực tuyến tại phiên kết nối còn có các tổ chức hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, tham gia chuỗi cung ứng tại thị trường Nhật Bản.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, đồng chí Phạm Thị Sen Quỳnh phát biểu tại Phiên kết nối cung cầu công nghệ.

Phát biểu tại Phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản, đồng chí Phạm Thị Sen Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố nhấn mạnh: Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số là xu thế phổ biến và là quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hơn lúc nào hết, nhu cầu đổi mới công nghệ, chuyển đổi số đang trở lên cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các Tập đoàn đa quốc gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đang là nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cộng động doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng. Để hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật, nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, nhằm thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào thành phố Hải Phòng trong các ngành lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 và Quyết định số 1533 ngày 26/5/2022 của UBND thành phố. Thời gian qua, thành phố đã xây dựng và triển khai Chương trình đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn với nhiều nội dung và hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thành phố đầu tư đổi mới, nhận chuyển giao công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài để ứng dụng và sản xuất và đời sống. Việc tổ chức phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản chính là nội dung trọng tâm của Chương trình, với mong muốn tạo cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp của 2 quốc gia gặp gỡ trực tuyến để nắm bắt nhu cầu, trao đổi thông tin, tìm hiểu công nghệ và nhu cầu đặt hàng của phía đối tác tiến tới đàm phán ký kết hợp đồng mua bán công nghệ, thông qua đó thúc đẩy hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào thành phố.

Nguyễn Hải

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE:  Kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác