Huyện Kiến Thụy: Triển khai tuần lễ diệt chuột

Xác định ý nghĩa quan trọng của công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất và phòng chống các tác hại, ảnh hưởng của chuột hại đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe người dân, huyện Kiến Thụy đã triển khai tuần lễ diệt chuột và tháng làm thủy lợi nội đồng vụ Đông Xuân 2023-2024.

Hiện nay, hệ thống thủy lợi nội đồng trên địa bàn huyện Kiến Thụy có 703 công trình kênh với chiều dài là 740,408km phục vụ sản xuất trên 5.032,1ha đất nông nghiệp. Trong những năm qua, các xã, thị trấn đã triển khai làm giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn về điều tiết nước (cấp nguồn và tiêu thoát) do hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã xây dựng nhiều năm, bị xuống cấp, không được sửa chữa thường xuyên; hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh nhiều tuyến kênh cấp II, cấp III chưa được nạo vét, bèo phát triển dày đặc gây ách tắc dòng chảy, bên cạnh đó bèo còn là nơi chuột trú ngụ, làm tổ và sinh sản phá hoại mùa màng…

Người dân tích cực tham gia diệt chuột, nạo vét kênh mương.

Bên cạnh đó, công tác diệt chuột đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương và Nhân dân trên địa bàn huyện.

Năm 2023, UBND huyện đã cấp phát 930kg thuốc diệt chuột Antimice 3DP từ nguồn kinh phí thành phố hỗ trợ cho các địa phương tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Kết quả, công tác phòng trừ chuột bằng thuốc hóa học từ nguồn kinh phí thành phố hỗ trợ được triển khai thực hiện đảm bảo quy định; việc hỗ trợ góp phần giảm thiểu tình trạng chuột gây hại.

Vụ Mùa năm 2023, trên địa bàn huyện hiện còn 7/18 xã, thị trấn ký hợp đồng dịch vụ diệt chuột với các đơn vị có chức năng, giảm 5 xã so với năm 2022. Tuy nhiên, chuột là đối tượng dịch hại nguy hiểm, sức sinh sản lớn, khả năng tăng đàn nhanh, khó phòng trừ. Cùng với đó, diện tích không gieo cấy và diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng mạnh,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuột trú ngụ, sinh sản, tăng nhanh về số lượng gây hại nghiêm trọng cho sản xuất.

Nhằm đảm bảo công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất và chủ động phòng chống hiệu quả các tác hại, ảnh hưởng của chuột hại đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe người dân, huyện Kiến Thụy đã triển khai tuần lễ diệt chuột và tháng làm thủy lợi nội đồng vụ Đông Xuân 2023-2024.

Theo đó, từ ngày 18/11/2023 đến ngày 25/11/2023, các địa phương tổ chức tuần lễ diệt chuột bằng các biện pháp: Phát quang các bờ bụi cây ở khu vực gieo trồng, làm sạch cỏ ở bờ ruộng, kênh mương để hạn chế nơi cư trú của chuột; phát động Nhân dân ra đồng đào bắt, đánh bẫy,… và tổ chức ra quân đồng loạt ngày 18/11/2023. Cùng với đó, huy động toàn thể Nhân dân, các tổ chức quần chúng tham gia vớt bèo, dọn cỏ, đào đắp, nạo vét, sữa chữa nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

Trong đợt ra quân này, huyện Kiến Thụy đặt mục tiêu cải tạo, nạo vét, vớt bèo, dọn cỏ, làm vệ sinh 52.564m kênh tưới tiêu; thu bắt 85.500 con chuột bằng các biện pháp thủ công. Trong đó, từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2023, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tập trung sửa chữa máng cứng, nạo vét các tuyến kênh, mương bị ách tắc, vớt bèo, dọn cỏ, giải toả vật cản, khơi thông dòng chảy và đắp bờ vùng, đường đi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy Đỗ Đức Hòa cho biết, xuất phát từ tình trạng ruộng đồng bị bỏ hoang trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhanh, thực trạng nạn chuột phá hoại mùa màng đang diễn biến phức tạp.

Để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2023-2024, Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung ra quân diệt chuột nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra bảo vệ năng suất và sản lượng các loại cây trồng.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Kiến Thụy tham quan mô hình trồng chanh tại thôn Úc Gián, xã Thuận Thiên.

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 08 năm 2023 về tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những cánh đồng sản xuất không hiệu quả; giao cho UBND huyện có những hướng dẫn cụ thể triển khai xuống các xã, thị trấn để bà con dễ tiếp cận và thực hiện. Khi các đồng ruộng không còn bỏ hoang, sẽ không còn nơi trú ngụ cho các loài động vật gây hại cho mùa màng, trong đó có loài chuột.

Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy cũng cho biết thêm, qua kiểm tra thực tế các mô hình tích tụ ruộng đất chuyển từ trồng lúa năng suất không cao sang trồng các loại hoa màu, cây cảnh đem lại giá trị kinh tế cao như: mô hình trồng sen lấy củ ở xã Hữu Bằng, mô hình trồng chanh ở xã Thuận Thiên… cho thấy đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tối đa việc người nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng. Huyện đang phấn đấu từ nay đến cuối nhiệm kỳ sẽ khắc phục được cơ bản diện tích ruộng hoang hóa trên địa bàn.

LIÊM ĐOÀN

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More