Theo đó, các chốt này được đặt tại các đầu mối giao thông chính của huyện, chốt kiểm dịch gồm 9 thành viên, trong đó, có lãnh đạo, chuyên viên phòng nông nghiệp huyện, cám bộ trạm thú y huyện và các địa phương có chốt kiểm tra dịch, CAH, Đồn BP Cát Hải, Cát Bà, Quản lý thị trường.
Thời gian hoạt động của các chốt kiểm dịch tạm thời là 24/24 giờ, các chốt này được phép lập barie, biển thông báo và được phép dừng các loại phương tiện để kiểm tra, kiểm dịch, khử trùng tiêu độc khi qua các chốt kiểm dịch nêu trên. Bên cạnh thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời, huyện Cát Hải cũng tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân thực hiện “5 không”- không giấu dịch, không vận chuyển mua bán lợn bệnh lợn chết, không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh chết, không vứt lợn chết ra môi trường, không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn khi chưa qua xử lý nhiệt. Đồng thời, khuyến khích người dân tích cực tăng cường thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại theo đúng quy định, chủ động khai báo với chính quyền địa phương ngay khi phát hiện lợn ốm, chết thất thường không rõ nguyên nhân.
Từ lúc thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời đến nay, chốt kiểm dịch tại khu Đôn Lương đã phun khử trùng cho 50 xe tải và xe từ tỉnh ngoài, xe từ địa bàn thành phố vào địa bàn huyện với trên 50 lít hóa chất. Được biết, địa bàn huyện Cát Hải có 2.749 con lợn, tính tới thời điểm hiện tại trên địa bàn chưa xuất hiện trường hợp lớn ốm chết bất thường không rõ nguyên nhân hoặc nghi do nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
PV
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Tối 11/1, tại Nhà hát thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…
Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More