Qua kiểm tra thực địa, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ đánh giá, đối với công tác tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, UBND huyện Cát Hải đã có cố gắng trong việc tổ chức thực hiện, đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt hiện còn 21 cơ sở chưa thực hiện tháo dỡ.
Về việc thực hiện Đề án sử dụng vật liệu HDPE để đóng các bè nuôi trồng thủy sản theo Phó Chủ tịch Đề án là phù hợp, là xu thế phát triển của thế giới và đã được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng. Phó Chủ tịch ghi nhận ý kiến về kết cấu lồng bè sử dụng vật liệu HDPE toàn phần có thể ảnh hưởng đến khả năng tự duy tu, sửa chữa của người dân; chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu bè nuôi đến chất lượng, sản lượng nuôi do chưa có cơ sở thả giống nuôi mới. Hiện, việc tổ chức giao khu vực biển và thực hiện một số nhiệm vụ được giao tại Đề án chưa được UBND huyện Cát Hải thực hiện.
Để đảm bảo công tác tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản và thực hiện Đề án hiệu quả, yêu cầu UBND huyện Cát Hải tiếp tục tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của công tác tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản theo Nghị quyết của HĐND thành phố nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện Cát Hải và thành phố. Tiếp tục tập trung, quyết liệt thực hiện hoàn thành công tác tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản theo Nghị quyết của HĐND thành phố, hoàn thành trong tháng 6/2023; đối với các trường hợp cố tình không chấp hành, tổ chức cưỡng chế theo thẩm quyền, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 3876/QĐ-UBND ngày 18/11/2022 của UBND thành phố phê duyệt Đề án nuôi trồng thủy sản lồng bè trên vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, trong đó tập trung các nhiệm vụ cụ thể: Kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan về mẫu lồng bè, mẫu nhà chòi, vệ sinh; xây dựng quy chế hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực quần đảo Cát Bà; khẩn trương bố trí sắp xếp và thực hiện việc giao khu vực biển cho các cá nhân để nuôi trồng thủy sản theo thẩm quyền; tổ chức triển khai việc cắm phao tiêu, cột mốc phân lường, phân khu đảm bảo an toàn cho sản xuất và giao thông thủy và xây dựng hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước cho các khu vực nuôi thủy sản.
Quá trình thực hiện giao khu vực biển cho các cá nhân để nuôi trồng thủy sản lồng bè phải đảm bảo đúng đối tượng, quy định của pháp luật, công khai, minh bạch. Rà soát các đối tượng có nhu cầu vay vốn để thực hiện đóng mới lồng bè theo nội dung Đề án; tổng hợp, báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về 83 trường hợp bè đã sửa chữa, hoán cải giao Sở chủ trì cùng UBND huyện Cát Hải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ rà soát, làm rõ về thời gian thực hiện, chất lượng, quy cách từng trường hợp cụ thể; đánh giá, so sánh với Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo nội dung Đề án, đề xuất hướng khắc phục, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/6/2023.
Chủ trì, cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng chỉ đạo đơn vị tư vấn Đề án khẩn trương xem xét các nội dung kiến nghị của UBND huyện Cát Hải về mẫu thiết kế lồng bè; trường hợp cần thiết đề xuất điều chỉnh mẫu thiết kế, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/6/2023.
Chủ trì, cùng UBND huyện Cát Hải, các cơ quan liên quan rà soát việc bố trí các cơ sở nuôi lồng bè, nhuyễn thể tại khu vực Ghẹ Gầm-Gia Luận và khu vực Thoi Quýt-Gia Luận, đề xuất điều chỉnh cục bộ tại vị trí trên (không tăng số lượng) để đảm bảo tổng quan chung khu vực, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/6/2023. Tổng hợp các nội dung kiến nghị về hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện đóng mới lồng bè, đề xuất, báo cáo UBND thành phố. Tiếp tục đôn đốc, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo UBND thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục theo dõi, phối hợp hướng dẫn UBND huyện Cát Hải thực hiện giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường tại các khu vực nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố sắp xếp, hướng dẫn các phương tiện thủy hoạt động trên vịnh Cát Bà đúng quy định; rà soát các phương tiện, xử lý nghiêm các trường hợp không có đăng ký, đăng kiểm và không đủ điều kiện hoạt động theo quy định.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới biển, chủ động phối hợp cùng UBND huyện Cát Hải thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện cưỡng chế các đối tượng không chấp hành tháo dỡ lồng bè (nếu có) theo quy định.
Theo báo cáo của UBND huyện Cát Hải, thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NĐ-HĐND ngày 12/8/2021 và Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND thành phố, đến ngày 31/5/2023 đã thực hiện tháo dỡ hoàn toàn đối với 419/440 cơ sở. Hiện còn 21 cơ sở chưa tháo dỡ (trong đó có 06 cơ sở đã tháo dỡ một phần, 02 cơ sở không thuộc đối tượng được hỗ trợ tháo dỡ), còn 350m2 giàn nuôi nhuyễn thể chưa được tháo dỡ. Huyện đã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các cơ sở được hỗ trợ tháo dỡ với kinh phí là 59.214 triệu đồng.
Về thực hiện Đề án nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà theo Quyết định số 3876/QĐ-UBND ngày 18/11/2022 của UBND thành phố (Đề án). Hiện nay có 01 cơ sở đóng mới hoàn toàn theo đúng nội dung Đề án, trong số 92 cơ sở đã đóng mới, hoán cải, sửa chữa các bè theo Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hướng dẫn số 198/HD-SNN ngày 03/11/2021) trước khi UBND thành phố phê duyệt Đề án: có 09 bè đóng bằng vật liệu HDPE toàn phần, 83 bè sửa chữa, hoán cải (sử dụng phuy nhựa kết hợp gỗ). UBND huyện đã tổ chức thực hiện giao khu vực biển cho 03 cơ sở (01 cơ sở đóng mới hoàn toàn theo đúng nội dung Đề án và 02 cơ sở đóng mới bằng vật liệu HDPE toàn phần).
Việc thực hiện Đề án có khó khăn, vướng mắc như sau: Chi phí thực hiện đóng mới bè theo Đề án là cao (khoảng 2,5 tỷ đồng/bè), người dân ít có khả năng đảm bảo được chi phí để thực hiện; vật liệu HDPE là chưa thật sự phù hợp, người dân mong muốn sử dụng vật liệu truyền thống là các phuy nhựa kết hợp với gỗ; các bè đã đóng sử dụng vật liệu HDPE khó duy tu, sửa chữa và người dân không tự thực hiện việc duy tu, sửa chữa khi có sự cố. Huyện kiến nghị cho phép 83 bè đã sửa chữa, hoán cải (sử dụng phuy nhựa kết hợp gỗ) trước ngày 28/11/2022 được tham gia nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà sau khi cải tạo, nâng cấp đảm bảo mỹ quan, quy cách theo đúng hướng dẫn.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More