Cụ thể, ổ dịch gần nhất được phát hiện tại nhà bà Lê Thị Bình, thôn Ao Cối, xã Phù Long từ ngày 10/7. Tại ổ dịch này, huyện Cát Hải tổ chức 2 đợt tiêu hủy lợn nhiễm bệnh vào ngày 10/7 và 19/7. Ổ dịch gần nhất phát sinh thêm lợn bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy là tại nhà ông Vũ Văn Tiến, thôn Hải Sơn, xã Trân Châu, tiêu hủy lợn đợt 3 vào ngày 26/7. Đến nay, trên địa bàn huyện không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Trước đó, ngày 24/6, trên địa bàn huyện Cát Hải phát hiện ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi đầu tiên tại nhà ông Nguyễn Đình Sản, thôn Ao Cối, xã Phù Long. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, trên địa bàn huyện phát hiện thêm 7 hộ gia đình tại 2 xã Phù Long, Trân Châu có lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Để ngăn dịch bệnh bùng phát, huyện Cát Hải triển khai các biện pháp chống dịch theo quy định, tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh. Dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn tại các vùng có dịch, thành lập chốt kiểm soát động vật liên ngành tạm thời tại chân cầu Tân Vũ-Lạch Huyện, bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn huyện. Đồng thời yêu cầu các hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn, nhập con giống lợn về nuôi và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lợn phải tiêu hủy do nhiễm bệnh trên địa bàn huyện Cát Hải là 177 con, tổng trọng lượng là 13.424 kg./.
Tin và Ảnh: Ngọc Sơn
Năm Ất Tỵ 2025 có đến hai tháng 6 và dài tổng cộng 384 ngày.…
Tháng 10/2024, Đội An ninh năng lượng, tài nguyên và môi trường thuộc Phòng An…
Trong tình hình giá bất động sản liên tục biến động, không ít người mua…
Sáng 12-1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) thành phố tổ chức hội nghị tổng…
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Khoảng 23 giờ ngày 11/1, trên tuyến đường trục phường Lê Thiện (quận An Dương)…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More