Theo đó, đối tượng áp dụng là người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 (gọi chung là doanh nghiệp) gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật BHXH năm 2014; các Khoản 1, 2 , 3 , 4 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thời gian áp dụng: Thời điểm bắt đầu tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: tính từ tháng doanh nghiệp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Doanh nghiệp được thực hiện sớm nhất là từ tháng 2/2020 là tháng mà Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1/2/2020 về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra).
Thời gian tạm dừng: Theo tháng và tối đa là 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, Doanh nghiệp vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Quy trình thực hiện gồm 4 bước:
Bước 1:
– Đối với doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên: Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc.
Gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện hoặc Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (gọi chung là Phòng Lao động Thương binh và xã hội cấp huyện) đối với doanh nghiệp trên địa bàn quản lý (trừ các doanh nghiệp do Bộ, ngành Trung ương quản lý, xem xét, giải quyết).
– Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh COVID-19 gây ra (không kể giá trị tài sản là đất): Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do dịch bệnh.
Gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, huyện hoặc Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (gọi chung là Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện) đối với doanh nghiệp trên địa bàn quản lý (trừ các doanh nghiệp do Bộ, ngành Trung ương quản lý, xem xét, giải quyết).
Bước 2:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Lao động – Thương binh Xã hội cấp huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện xem xét, xác định và có văn bản trả lời Doanh nghiệp.
Bước 3:
Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia BHXH.
Bước 4:
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan BHXH các cấp có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tài liệu đính kèm:
Lực lượng công an cả nước thực hiện sắp xếp giảm thêm 280 đơn vị…
Theo tin dự báo thời tiết mới nhất dịp Tết Dương lịch 2025, khu vực…
Trong năm 2024, Hải Phòng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ các chính…
Bộ Y tế đề xuất chính sách mới liên quan đến việc sinh con thứ…
Mua bán, chuyển nhượng đất không sổ đỏ có thể bị phạt tiền tới 100…
Sáng 28/12, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp thống nhất các nội dung…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More