Hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Sáng 15/6, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa cho các Sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp; đặc biệt là các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Đây là các đơn vị, tổ chức có vai trò quan trọng, then chốt trong triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Thành phát biểu khai mạc hội nghị.
Thạc sỹ Lê Thị Minh Ánh, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, hướng dẫn tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Thạc sỹ Lê Thị Minh Ánh, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, hướng dẫn tập trung vào 4 nội dung chính: Giới thiệu các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị liên quan trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 1.700 tấn/ngày, trong đó tại khu vực đô thị khoảng 900 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 800 tấn/ngày. Tại khu vực đô thị, rác được thu gom và vận chuyển bởi 04 đơn vị đưa về xử lý tại các khu xử lý Tràng Cát và Đình Vũ. Tại khu vực nông thôn, rác được thu gom bởi các tổ thu gom hoặc các đơn vị thu gom; sau đó được các đơn vị vận chuyển đến địa điểm xử lý (03 khu xử lý thành phố, 02 khu xử lý cấp huyện, 04 lò đốt cỡ nhỏ và các bãi rác nhỏ không hợp vệ sinh trên địa bàn 04 huyện).

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Dự báo đến năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 2.300 tấn/ngày; đến năm 2030, lượng chất thải này tăng lên khoảng 3.600 tấn/ngày. Nếu không có giải pháp tăng cường tái sử dụng, tái chế và các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp thì đây là áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường của thành phố./.

Phương Mai

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Phòng An ninh kinh tế Công an thành phố: Nỗ lực đảm bảo ANTT, ATGT khu vực Ga Hải Phòng

Ga Hải Phòng là nhàga loại I của ngành đường sắt Việt Nam, là đầu…

18/05/2024

Bộ Y tế nói gì về đề xuất thí điểm thuốc lá nung nóng của Bộ Công Thương?

Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe. Việc…

18/05/2024

Chương trình Famtrip và Tọa đàm hỗ trợ phát triển Du lịch học đường

Ngày 17/5, tại KCN sinh thái Nam Cầu Kiền (huyện Thuỷ Nguyên), Sở Du lịch…

17/05/2024

Khai mạc giải Thể hình, Sport Physique Cúp Hoa Phượng Đỏ-Hải Phòng mở rộng năm 2024

Tối 17/5, tại quảng trường Nhà hát thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao…

17/05/2024

Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024

Chiều 17/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Sở Công Thương…

17/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More