Hướng dẫn thoát hiểm tại nhà cao tầng

Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ “giết” người nhanh hơn lửa. Những người trong nhà, đặc biệt tại nhà cao tầng nếu biết được kỹ năng thoát hiểm sẽ nâng cao khả năng sống sót. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH-CATP đưa ra một số khuyến cáo thoát hiểm tại nhà cao tầng.

1. Khi đến một ngôi nhà cao tầng hay khai thác sử dụng nhà tầng:

Việc đầu tiên bạn phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể bạn không đi bằng lối này nhưng vẫn cần phải biết. Thông thường nó nằm gần thang máy, có chỉ dẫn bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh.

Nên chú ý đến vị trí đặt phương tiện chữa cháy để sử dụng khi cần (trước đó nên tham dự một buổi học về cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn). Đôi khi 1 cuộn vòi chữa cháy cũng chính là dây thoát nạn.

Nên trang bị mỗi tầng hay đơn nguyên một thiết bị thoát nạn như: dây cứu nạn, thang dây, ống trượt… hay đơn giản là một cuộn dây đủ chắc. Tuy nhiên phải chú ý đến chiều dài của dây, có thể không nhất thiết phải xuống tới đất mà chỉ cần xuống đến ngay tầng dưới tầng bị sự cố, sau đó ta lại có thể xuống tiếp bằng cầu thang bộ.

2. Khi có cháy xảy ra trong nhà cao tầng:

Bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Áp dụng ngay các biện pháp để tránh khói khí độc.

Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy. Nếu không được, hãy tìm cách thoát khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường: cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (lối ra) là lối an toàn nhất.

Trước khi mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách huơ lòng bàn tay (sau đó sờ tay) lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn mới mở. Khi mở nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa tạt (overfash). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không mở cửa.

Nếu không thể ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng nó lại. Nếu khói lửa vào phòng qua khe cửa, hãy dùng giẻ, vải nhúng nước chặn lại. Nên nhớ bạn có nguy cơ chết vì khói khí độc trước khi bị nhiệt thiêu đốt.

Di chuyển sang phòng khác hoặc ra ban công, cửa sổ gọi to và dùng quần áo màu sáng vẫy ra hiệu người ở dưới.

Nếu có dây cứu nạn hay thang dây… thì dùng nó để thoát, nếu không có, có thể tận dụng các dây đủ chắc sẵn có trong nhà để tụt xuống. Đôi khi tấm rèm ga xé dọc hay quần áo gió buộc lại cũng là sợi dây cứu lý tưởng. Hãy mặc nhiều quần áo và quấn nhiều giẻ vào tay trước khi tụt dây.

Nếu có điện thoại hãy gọi 114 hay công an phường, người thân để báo cho mọi người biết có cháy và vị trí bạn đang bị kẹt.

Nếu phải băng qua lửa, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu.

Nếu di chuyển trong phòng có nhiều khói hãy bò hoặc đi khom người vì nồng độ ôxy ở phía dưới cao hơn.

Tuyệt đối không nhảy xuống, trừ khi có đệm không khí của lực lượng chữa cháy cứu hộ ở phía dưới.

Nguồn tin: CATP

Tin khác

Lớp học ở Hải Phòng có 41/48 học sinh đạt trên 9 điểm môn Ngữ Văn

Lớp 12C11 Trường THPT Quang Trung (Hải Phòng) vừa ghi nhận 41/48 học sinh đạt…

17/07/2024

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng trở thành thủ khoa toàn quốc khối B00 Kỳ thi TN THPT năm 2024

Với tổng điểm 29,55 điểm, Nguyễn Đặng Linh Chi, học sinh lớp 12 chuyên Hoá…

17/07/2024

Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, dịch tả lợn Châu…

17/07/2024

Khai mạc Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 17/7, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, HĐND thành phố tổ chức khai…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More