Xã hội

Hơn 46.000 lao động các nước có dịch COVID-19 làm việc tại Việt Nam

Theo báo cáo cập nhật về tình hình lao động, việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính đến ngày 3/3, cả nước có hơn 46.000 lao động đến từ nước có dịch COVID-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy.

Trước tình hình mới khi dịch bệnh diễn ra phức tạp tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản… Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện việc thống kê số lao động của các quốc gia này đang làm việc tại Việt Nam.

Cách ly người lao động để phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN).

Về số lao động Hàn Quốc, theo báo cáo tính đến ngày 3/3 của 27 tỉnh, thành phố có nhiều lao động Hàn Quốc trong cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam… có 27.347 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại địa phương. Trong đó, chia theo vị trí công việc, có 6.033 nhà quản lý (chiếm 22,1%), 5.406 giám đốc điều hành (chiếm 19,8%) và 12.911 chuyên gia, 2.997 lao động kỹ thuật (chiếm 58,1%).

Đến nay, có 23.581 lao động Hàn Quốc đang ở Việt Nam (chiếm 86,23% tổng số lao động Hàn Quốc); còn 3.766 lao động Hàn Quốc về nước chưa quay lại làm việc (chiếm 13,77% tổng số lao động Hàn Quốc).

Còn đối với lao động Italy, theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tại thời điểm cuối tháng 2 có 284 người lao động người Italy làm việc tại Việt Nam; trong đó đã cấp giấy phép lao động cho 277 người, cấp xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 7 người.

Cũng tính đến tháng 2, có 7.553 người lao động người Nhật Bản làm việc tại Việt Nam; trong đó chia theo vị trí công việc có 2.192 nhà quản lý, 1.200 giám đốc điều hành, 3.631 chuyên gia, 530 lao động kỹ thuật.

Các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động cho 6.887 người lao động Nhật Bản, cấp xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 648 người, số còn lại đang làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Theo cập nhật của 63 tỉnh, thành phố ngày 3/3, tổng số lao động Trung Quốc hiện đang làm việc tại Việt Nam là 15.310 người. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay còn 2.615 trường hợp lao động Trung Quốc đang được cách ly (tại cơ sở y tế, doanh nghiệp, nơi cư trú…).

So với một tuần trước đó, số lượng lao động Trung Quốc bị cách ly đã giảm nhiều (khoảng 7.100 lao động). Nguyên nhân là lao động cách ly đã qua 14 ngày và được các cơ sở y tế kiểm tra theo đúng quy định phòng chống COVID-19.

Trước tình hình dịch COVID-2019, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo việc xây dựng phương án tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc theo hướng chọn lọc, trình tự chặt chẽ. Đặc biệt, công tác tiếp nhận sẽ có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc.Tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly…/.

Hồng Kiều (Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

Hải Phòng sẵn sàng cho Chợ Tết công đoàn quy mô lớn năm 2025

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…

10/01/2025

Hải Phòng thông tin hội thi Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 4

Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…

10/01/2025

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

10/01/2025

Tiếp nhận “Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More