Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 29/4, đã có 127.728.210 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 19.305.617 ca bệnh đang điều trị, có 19.194.799 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 110.818 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 379.459 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (77.266 ca) và Mỹ (55.890 ca). Cùng với đó, Ấn Độ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 3.647 ca, sau đó là Brazil (3.016 ca) và Mỹ (865 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 149.050 ca nhiễm và 3.507 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.565.852; 4.787.273 và 4.411.797 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.480 ca, sau khi có thêm 29 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (120.256 ca) và Nga (109.367 ca).
Với 38.482.212 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 29/4, châu Á trở thành khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong đó, 510.293 ca đã tử vong do COVID-19 và 32.954.605 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 18.368.096; 4.751.026 và 2.459.906 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 204.812; 39.398 và 70.966 ca.
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng, với tổng số 38.167.289 ca, trong đó có 858.823 ca tử vong và 29.867.050 ca được điều trị khỏi. Với 32.982.981 ca nhiễm và 588.248 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.333.126 và 1.200.057 ca nhiễm, cùng 215.547 và 24.106 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 132.274 ca nhiễm và 4.062 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 24.615.585 ca và 663.126 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 77.266 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 14.523.807 vào thời điểm hiện tại. Với 3.019 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Colombia với 490 ca tử vong mới và Argentina với 348 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 29/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.572.084 ca, trong đó có 121.452 ca tử vong và 4.095.109 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.578.450 ca nhiễm và 54.285 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 1.250 ca nhiễm mới và 48 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 510.465 và 305.313 ca nhiễm bệnh cùng 9.015 và 10.563 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 62.731 ca nhiễm (tăng 110 ca) và 1.192 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 25 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.750 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Liên tiếp trong những ngày qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp tại Ấn Độ khi quốc gia này ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong do COVID-19 nhất trên thế giới. Trong bối cảnh đó, ngày 28/4, Kenya quyết định sẽ đình chỉ tất cả các chuyến bay theo lịch trình từ Ấn Độ trong 2 tuần, do lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm COVID-19 ở quốc gia Nam Á này. Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực từ nửa đêm 1/5 đối với tất cả các chuyến bay chở khách. Đối với những hành khách từ Ấn Độ đến Kenya trong 72 giờ tới, họ sẽ được yêu cầu kiểm tra kháng nguyên nhanh ở sân bay và tuân thủ thời gian cách ly 14 ngày dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế Kenya. Các chuyến bay chở hàng từ Ấn Độ vẫn sẽ được duy trì nhưng phải đảm bảo tuân thủ các giao thức vận tải an toàn.
Cũng trong ngày 28/4, Thống đốc bang Sao Paulo của Brazil Joao Doria thông báo Viện Butantan, một trong những trung tâm nghiên cứu y tế hàng đầu của nước này, đã chính thức khởi động sản xuất vaccine ngừa COVID-19 mang tên Butanvac. Đây là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được các nhà khoa học Brazil tự nghiên cứu và phát triển. Ông Doria cho biết Viện Butantan sẽ sản xuất lô vaccine đầu tiên gồm một triệu liều hoàn toàn bằng nguyên liệu trong nước. Dự kiến đến ngày 15/6 sẽ có khoảng 18 triệu liều vaccine Butanvac được bàn giao cho các cơ quan y tế./.
Khánh Linh/Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More