Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản lịch sử-văn hóa trong phát triển bền vững”

Chiều 19/12, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử-văn hóa trong phát triển bền vững”.

Tới dự Hội thảo có đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Về phía Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có các đồng chí: PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cùng các nhà sử học tên tuổi trên cả nước và thành phố.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đào Khánh Hà khẳng định vai trò quan trọng của các nhà sử học trong việc nghiên cứu, khẳng định và bảo tồn giá trị di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, trong đó có các giá trị di sản, văn hóa của các bãi cọc Cao Quỳ, Đầm Thượng gắn với chiến thắng sông Bạch Đằng. Đồng thời thông tin đến các nhà sử học về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa của thành phố và mong rằng thời gian tới, các nhà sử học tiếp tục đóng góp các nghiên cứu, ý kiến về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hóa để thành phố phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các nhà sử học đóng góp nhiều nghiên cứu, quan điểm, bài viết làm sáng rõ, đầy đủ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản trên toàn quốc. Trong đó, tập trung nghiên cứu, thảo luận về giá trị lịch sử của bãi cọc Cao Quỳ, Khu di tích Bạch Đằng Giang như: “Vị thế của văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững” của PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; “Di sản văn hóa Hải Phòng-nguồn lực phát triển bền vững” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; “Hải Phòng với sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa” của Phó giám đốc Bảo tàng Hải Phòng; “Núi mỏ vịt-Cửa sông Thải trong đại thắng Bạch Đằng ngày 9/4/1288” nhận diện vùng trung tâm chiến thắng Bạch Đằng qua di tích và truyền thuyết dân gian của GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, từ đó khẳng định chiến thắng Bạch Đằng 1288 là đỉnh cao và kết tinh truyền thống Bạch Đằng.

Các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến quan trọng.

Ngoài các bài thảo luận, các nhà sử học Ngô Đăng Lợi, Nguyễn Khắc Phòng, Dương Trung Quốc, PGS.TS Tôn nữ Quỳnh Chân… bàn luận, trao đổi sâu hơn về một số di sản lịch sử, văn hóa cụ thể liên quan đến các di tích gắn liền chiến thắng Bạch Đằng Giang và một số di tích khác trên cả nước.

Trước đó, vào sáng 19/12, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam họp Ban chấp hành, tổng kết năm, tổ chức và phương hướng hoạt động của Hội vào năm 2021. Nhân dịp này, Hội tổ chức thăm quan tìm hiểu một số địa danh trên địa bàn thành phố.

V.H.N

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Quận Ngô Quyền: Thêm 48 hộ dân đủ điều kiện được bốc thăm nhận nhà mới

Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…

27/11/2024

Đường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích quốc gia đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc…

27/11/2024

Bộ Nội vụ nói gì về “phương án hợp nhất tỉnh, thành phố” lan tràn trên mạng xã hội?

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về phương án…

27/11/2024

Phối hợp giúp đỡ người lang thang

Gần 300 lượt người lang thang trên đường phố được thu gom vào các cơ…

26/11/2024

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Thủ tướng đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý…

26/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More