Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024

Sáng 17/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký UBTW MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 62 điểm cầu tại 62 Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Toàn cảnh điểm cầu Hải Phòng.

Dự tại điểm cầu Hải Phòng có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ; Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Lã Thanh Tân; Đại tá Nguyễn Minh Quang, Chỉ huy Trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố, Đại biểu Quốc hội khoá XV.

Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Hội nghị lần này tập trung: Đánh giá khái quát tình hình triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023; Triển khai các nội dung thuộc chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024; Thảo luận, tham gia ý kiến (về các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023; Các giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, trong đó tập trung vào việc triển khai các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm thống nhất, hiệu quả, hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức và các địa phương).

Năm 2023, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới từ việc xây dựng thể chế đến việc triển khai thực hiện từng nội dung giám sát. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo đúng quy định, sát thực tiễn, kịp thời giải quyết các vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm. Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện; giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri ngày càng được tăng cường và trở thành hoạt động thường xuyên…

Đại biểu dự tại điểm cầu Hải Phòng.

Với mục tiêu giám sát phải được triển khai đồng bộ với quá trình triển khai xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, năm 2024, Quốc hội đã chọn giám sát tối cao 2 chuyên đề là: “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” và chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023“. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn 2 chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023” và chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023“.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, các giải pháp triển khai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Năm 2024 là năm chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, vì vậy công tác phối hợp trong giám sát phải hết sức cân nhắc để vừa đạt được yêu cầu, mục tiêu giám sát, vừa hạn chế ảnh hưởng đến địa phương, cơ sở. Cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giám sát; chú trọng hoạt động thẩm tra báo cáo từ xa, từ sớm; theo dõi sát sao thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát. Chú trọng tăng cường giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội gắn với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giám sát của đại biểu Quốc hội. Tăng cường hoạt động của công tác phối hợp với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, hệ thống chính trị ở địa phương. Các Đoàn giám sát chuyên đề cần tập trung giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết và nhất là khâu tổ chức thực thi để luật và các chủ trương đi vào cuộc sống và thực hiện nghiêm./.

Phương Mai, Ảnh: Đàm Thanh

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…

25/11/2024

Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh

Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…

25/11/2024

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tháng 11: Thông tin về TECHFEST Việt Nam được tổ chức tại Hải Phòng

Chiều 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối…

22/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More