Chính trị

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia

Sáng 18/3, tại điểm cầu Hải Phòng, các đồng chí: Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Đình Chuyến, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay có 14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: diện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt 4,12 triệu ha (mục tiêu 3,76 tiệu ha). Sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (mục tiêu 41 – 43 triệu tấn). Xuất khẩu gạo đạt 6,34 triệu tấn (mục tiêu 4 triệu tấn). Diện tích rau các loại năm 2019 đạt 966,5 ngàn ha (mục tiêu 1,2 triệu ha); sản lượng đạt 17,6 triệu tấn (mục tiêu 20 triệu tấn). Diện tích trồng cây ăn quả năm 2019 đạt 1,05 triệu ha, dự kiến năm 2020 đạt 1,2 triệu ha (mục tiêu đạt 1,2 triệu ha). Sản lượng cây ăn quả năm 2019 đạt 12,6 triệu tấn, dự kiến năm 2020 đạt 13,3 triệu tấn (mục tiêu 12 triệu tấn). Sản luợng thủy sản năm 2019 đạt 8,2 triệu tấn (mục tiêu 6,4 triệu tấn), sản lượng khai thác đạt 3,8 triệu tấn (mục tiêu 2,4 triệu tấn), sản lượng nuôi trồng đạt 4,4 triệu tấn (mục tiêu 4 triệu tấn).

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu Hải Phòng.

Việt Nam đã chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực vào năm 2012; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2019 đạt 39,3 triệu đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2009.

Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân về số lượng, chất lượng và xuất khẩu. Nâng cao và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất lương thực thực phẩm, đời sống nhân dân. Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gia tăng chế biến nông, thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực thực phẩm. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất lương thực, thực phẩm. Đổi mới cơ chế chính sách đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo. Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi. Phát triển hệ thống thông tin an ninh lương thực, dinh dưỡng. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực. Tăng cường dinh dưỡng, thể chất và sức khỏe người Việt Nam.

Thành phố Hải Phòng đã phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp đô thị sinh thái, đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất nông sản, thực phẩn an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, canh tác hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng tập trung phát triển các vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến rau, củ, quả, nâng giá trị gia tăng, tăng chất lượng, năng suất sản phẩm, có sức cạnh tranh cao tại thị trường trong và nước ngoài, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Năm 2020 tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố đạt khoảng 58,5%, thủy sản khoảng 41,3%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 53,7% và thủy sản khoảng 46,1%, ngành lâm nghiệp duy trì tỷ trọng khoảng 0,2% qua các năm. Năm 2020, giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp tăng gấp 1,4 lần so với năm 2015, đạt 165 triệu đồng/ha, đạt 200 triệu đồng/ha dự kiến năm 2030.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn luôn quan tâm nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đề án An ninh lương thực quốc gia năm 2020 đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Bộ Chính trị, Chính phủ luôn xem An ninh lương thực là vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia. Trong đó, việc tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu, các giải pháp khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, gắn phát triển nông nghiệp với tái cơ cấu nền kinh tế luôn được Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.

Cùng với việc thực hiện 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ, ngành, địa phương rà soát tài nguyên đất, tăng diện tích trồng rừng đảm bảo sự phát triển của đất nước; rà soát diện tích trồng lúa phù hợp với Luật quy hoạch và định hướng của thị trường trình Quốc hội và Chính phủ điều chỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu toàn bộ ý kiến tham gia đóng góp của các đại biểu hoàn thiện báo cáo; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết mới về an ninh lương thực thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP.

Nguyễn Hải

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Quận Ngô Quyền: Thêm 48 hộ dân đủ điều kiện được bốc thăm nhận nhà mới

Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…

27/11/2024

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (TECHFEST) 2024

Chiều 27/11, diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

27/11/2024

Đường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích quốc gia đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc…

27/11/2024

Bộ Nội vụ nói gì về “phương án hợp nhất tỉnh, thành phố” lan tràn trên mạng xã hội?

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về phương án…

27/11/2024

Phối hợp giúp đỡ người lang thang

Gần 300 lượt người lang thang trên đường phố được thu gom vào các cơ…

26/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More