Chế định Thừa phát lại là một chế định mới, được thực hiện thí điểm tại thành phố Hải Phòng từ năm 2013 và chính thức thực hiện trên phạm vị cả nước từ ngày 1/1/2016. Công tác tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về Thừa phát lại đã được triển khai, thực hiện có hiệu quả, bước đầu tạo ra một nghề mới trong thị trường dịch vụ pháp lý, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của xã hội dân sự; tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự; hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các hoạt động tư pháp, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp như tống đạt văn bản của Tòa án, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lã Thanh Tân, Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị các đại biểu tham gia đầy đủ, tiếp thu, lĩnh hội các vấn đề liên quan, phục vụ tốt hoạt động nghề nghiệp của mình, đồng thời góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt về Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 8/1/2020 về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại; Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Đây là khung pháp lý cơ bản, cần thiết để điều chỉnh lĩnh vực hoạt động còn tương đối mới mẻ này.
Lê Phương
Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc…
Sáng 27/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao…
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về phương án…
Gần 300 lượt người lang thang trên đường phố được thu gom vào các cơ…
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More