Dự Hội nghị có đại diện các Ban, Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo một số Sở, ngành thành phố; cùng đại diện Hiệp hội ngành hàng, Cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Hội nghị nhằm chia sẻ thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong giai đoạn 2021-2025; thảo luận các giải pháp về chính sách, hỗ trợ sản xuất, chế biến, kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Tiếp nối cho giai đoạn 2015-2020, nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế các vùng đặc biệt khó khăn, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển các vùng khó khăn theo phạm vi quản lý Nhà nước được giao. Các chính sách này bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Trong đó, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 và tiếp nối là giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021. Chương trình được thực hiện tại 287 huyện có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc 48 tỉnh/thành phố trên cả nước. Đây là chương trình đặc thù, hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này.
Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo” là một trong những hoạt động của Bộ Công Thương triển khai Chương trình năm 2023 với mục tiêu kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Đây sẽ là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm tiếp theo.
Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Văn Thành cũng cho biết thêm, thời gian qua Sở Công Thương Hải Phòng đặc biệt chú trọng, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tích cực triển khai chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu,vùng xa và hải đảo. Số chuyến hàng do doanh nghiệp trong và ngoài thành phố thực hiện thông qua các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hàng năm bình quân trên 4 chuyến/ 1 tuần.
Hạ tầng thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh của 02 huyện đảo được quan tâm và có nhiều khởi sắc, đã hình thành phương thức kinh doanh mua sắm như chợ, các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện ích tiện lợi; trên 10 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn 02 huyện đảo đã được hỗ trợ trang thiết bị, máy móc phục vụ theo Đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương; trên 28 lượt cơ sở, doanh nghiệp được hỗ trợ tham dự Hội nghị kết nối cung cầu, Hội nghị xúc tiến thương mại, Hội chợ triển lãm của các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước… Năm 2022 và 10 tháng đầu năm 2023 tại các huyện đảo đã tổ chức được 06 phiên chợ hàng Việt với quy mô mỗi phiên chợ 25 gian hàng của trên 30 doanh nghiệp tham dự, thu hút trên 1.500 lượt người đến tham quan, mua sắm, với doanh thu mỗi phiên chợ từ 1,5-2,5 tỷ đồng; xây dựng được 01 mô hình điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt” tại huyện Cát Hải.
Trong khuôn khổ Chương trình, Hội nghị tập trung thảo luận về “Giải pháp gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”, với các diễn giả đại diện cho diện doanh nghiệp phân phối; đại diện kênh bán hàng thương mại điện tử các sản phẩm miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị cũng tiến hành Ký kết thảo thuận kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Minh Hảo
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More