Vở nhạc kịch gồm 3 phần: “Nợ nước thù nhà”, “An Biên trang – nuôi chí cả”, “Hội quân rửa hận” giới thiệu với khán giả về hình ảnh Nữ tướng Lê Chân từ thuở thiếu thời, đến khi lớn lên trở thành một giai nhân, giỏi võ nghệ lại có tài thơ văn, Thái thú Tô Định quyết lấy Lê Chân về làm thiếp nhưng đã bị cự tuyệt, hắn sát hại cha mẹ Lê Chân. Từ đó, Lê Chân và bạn hữu cùng chí hướng, bí mật rời quê hương xuôi theo dòng sông về vùng bên cửa sông Cấm cùng dân chúng khai hoang, lấn biển, mở mang nghề trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt thủy hải sản, tạo lập nên một vùng đất trù phú, đặt tên là An Biên trang.
Cùng với phát triển sản xuất, Bà còn chiêu mộ trai tráng để luyện binh sẵn chờ thời cơ “rửa hận nước, trả thù nhà”. Năm 40, được tin Hai Bà Trưng dấy binh ở Mê Linh để đánh đuổi quân xâm lược, Bà Lê Chân đã nhanh chóng cùng đội quân của mình kéo về tụ nghĩa, lập “Hội thề Hát môn”, thề quyết tâm quét sạch giặc nước. Bà được phong là Thánh Chân Công chúa, cùng Bình Khôi Công chúa Trưng Nhị làm tướng tiên phong đánh quân Tô Định. Tên Thái thú Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, trà trộn vào đám loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Nữ tướng Lê Chân được giao trọng trách làm Chưởng quản binh quyền nội bộ, đóng quân bảo vệ vùng ven biển. Tại đây, Bà đã huy động dân chúng dựng đồn lũy ở trang An Biên, phòng kẻ thù từ biển vào, gọi là Hải Tần phòng thủ.
Vở diễn được thực hiện bởi ê kíp: kịch bản văn học nhà biên kịch Lê Thu Hạnh, kịch bản và đạo diễn chương trình nhạc sỹ Chu Tâm Huy, NSƯT Lê Khánh Toàn; đạo diễn âm nhạc nhạc sỹ Huyền Trung; nhạc sĩ sáng tác và hòa âm phối khí Huyền Trung, Lưu Hà An, Nguyễn Tú, Minh Đại, Xuân Trí, Nguyễn Tú, Nguyễn Phương; biên đạo múa NSƯT Khánh Toàn, NSƯT Trung Dũng, NSƯT Thu Dung, Anh Đức, Phương Linh; lời bình Tiến sĩ Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội sử học Hải Phòng. Vở nhạc kịch quy tụ nhiều ca sĩ, nghệ sĩ có tên tuổi trong thành phố như ca sỹ Hoàng Ánh (vai Lê Chân), Tuấn Hải (vai Đặng Phong), NSƯT Khánh Hòa (vai Trần Thị Châu, mẹ Lê Chân), Lê Cường (vai Lê Đạo, cha Lê Chân), Tuấn Long (vai Thái Thú Tô Định), cùng dàn đồng ca 18 ca sĩ, 30 diễn viên múa, 55 nghệ sĩ diễn viên vai dân, võ sinh, lính… thuộc Đoàn Ca múa Hải Phòng, Đoàn Văn công Hải Quân, Đoàn Văn công Quân khu 3, Trường Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng, Nhà hát Nghệ thuật dân gian Việt Bắc, các Vũ đoàn Mây Trắng, Hải Âu, V.Hunter, Phương Nhung.
Vở nhạc kịch có thời lượng gần 80 phút, có bố cục chặt chẽ, hài hòa, đảm bảo tính chất nghệ thuật theo hơi thở xuyên suốt cả chương trình. Tác phẩm khai thác chất liệu dân ca, dân gian đương đại theo đúng vùng miền của địa phương, được sử dụng linh hoạt, tinh tế được thể hiện trong từng tác phẩm theo hình thức nghệ thuật thanh xướng kịch. Ê kíp thực hiện đã tập luyện kỹ lưỡng về chuyên môn, kỹ năng biểu diễn, thiết kế sân khấu, phục trang đạo cụ nhằm khẳng định độ quy mô, hoành tráng của vở diễn.
Tại buổi thẩm định, Hội đồng Nghệ thuật thành phố đã đánh giá cao chất lượng các tác phẩm trong vở diễn, cũng như khả năng biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ, hay bố trí trang phục, bối cảnh, vũ đạo. Tuy nhiên, thành viên Hội đồng Nghệ thuật cũng lưu ý êkip thực hiện một số chi tiết để đảm bảo tính chất lịch sử của vở nhạc kịch. Tác phẩm sẽ được ghi hình và phát sóng vào tối ngày 18/9 trên kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
Hồng Nhung
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More