Bao giờ quét sạch được việc dạy thêm, học thêm?
Sáng 20.11, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đã có người dân gửi tới ông ý kiến chất vấn “bộ trưởng cho biết đến một ngày nào bộ trưởng có thể quét sạch được việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam“. Bộ trưởng đánh giá đây là mong muốn hết sức cảm tính.
“Có thể nói việc học thêm, dạy thêm hay các nguyện vọng được học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế. Trong quá trình đáp ứng các nhu cầu của người học thì hoạt động này cũng rất đa dạng.
Bộ đã có nhiều văn bản quy định, đặc biệt là Thông tư 17 để kiểm soát việc dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ của nhà trường, vấn đề quy định đạo đức của nhà giáo, văn hóa học đường…“, Bộ trưởng nói.
Ông Nguyễn Kim Sơn đánh giá những quy định này rất đầy đủ với hoạt động dạy thêm, học thêm trong môi trường nhà trường. Tuy nhiên, với môi trường ngoài nhà trường thì Bộ xác định đang thiếu cơ sở pháp lý để có thể quản lý, điều tiết, giám sát, xử lý.
Trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ GDĐT đã từng gửi các văn bản tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đề nghị bổ sung đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, không rõ lý do vì sao trong quá trình từ năm 2020, 2021 việc này không được chấp thuận. Qua đây, ông Nguyễn Kim Sơn đồng tình với ý kiến của đại biểu về việc đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.
Bộ trưởng cho rằng, với 53.000 trường học thì những gì diễn ra trong môi trường ngoài nhà trường, Bộ GDĐT mong chính quyền địa phương cùng phối hợp để kiểm soát. Bởi khi nằm ngoài nhà trường, Bộ GDĐT rất khó kiểm soát.
Sẽ làm rõ trường hợp giáo viên bớt kiến thức trên lớp để dạy thêm
Về việc xử lý, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho biết sẽ quan tâm hơn nữa việc kiểm tra, giám sát theo ngành dọc bên trong trường học. Đồng thời, đề xuất các phụ huynh phối hợp với nhà trường và ngành giáo dục bởi việc đưa con đi học thêm nhiều cũng xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh.
“Trong đó có những người mang con đến gửi cô giáo nài nỉ vừa dạy vừa trông giúp. Có trường hợp cha mẹ thấy con đi học một ca chưa yên tâm, ngoài giờ học còn chở con đi học thêm. Cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là phải đưa đến ngay, học một tối 3, 4, 5 ca“, Bộ trưởng nêu thực trạng.
Việc học thêm nhiều ca như vậy gây ra căng thẳng trong học hành đối với trẻ em. Đồng thời, phụ huynh thấy con mình không xuất sắc lại thấy chưa an tâm.
Nhấn mạnh đây là những vấn đề đòi hỏi giải pháp tổng thể, Bộ trưởng đề nghị phụ huynh phối hợp với bộ hơn nữa.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cung cấp cụ thể trường hợp giáo viên bớt kiến thức trên lớp để dạy thêm là ai, người nào, ở đâu, trường nào để Bộ GDĐT phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Bình xử lý đến nơi đến chốn.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm đến ngành giáo dục.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn đến cử tri và nhân dân cả nước đối với sự nghiệp chung của đất nước và đối với riêng ngành giáo dục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, Bộ GDĐT đã trả lời đầy đủ 100% các ý kiến, kiến nghị mà Ban Dân nguyện cũng như các ĐBQH đã chuyển cho bộ với số lượng rất lớn. Đồng thời bộ cũng đã nhận được nhiều ý kiến của cử tri gửi cho Bộ trưởng qua email và các phương tiện khác. Các ý kiến này đã giúp cho bộ rà soát các chính sách và xem xét lại công việc của mình.
Phạm Đông, Trần Vương
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More