Chị Bùi Thị Hường, công nhân Công ty TNHH Đỉnh Vàng cho biết: Hai vợ chồng chị quê ở Hải Dương, cùng lao động trong công ty, thuê nhà trọ ở quận Dương Kinh. Gia đình có cháu trong độ tuổi học mẫu giáo. Ông bà của cháu nhỏ ở quê xa, lại chưa có điều kiện về kinh tế để thuê người giúp việc, nên trong những ngày con nghỉ học trước đó, vợ chồng chị tạm thay nhau xin nghỉ làm để trông con. Nay, học sinh nghỉ học thêm 1 tuần do dịch bệnh diễn biến phức tạp, cũng chẳng biết con sẽ đi học lại lúc nào nên vợ chồng chị không đưa con về quê, xác định cố gắng khắc phục khó khăn, tiếp tục thay nhau xin nghỉ làm để quản lý và chăm sóc con.
Cũng trong cảnh tương tự vì cậu con trai đang học lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền (quận Ngô Quyền), chị Nguyễn Thị Hạnh ở phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) chia sẻ: Hai vợ chồng đều là nhân viên văn phòng, không thuê người giúp việc, ông bà nội và ngoại của cháu lại ở xa. Thường ngày, cháu học bán trú nên hai vợ chồng thay phiên nhau đưa con đi học vào đầu giờ sáng và đón con vào cuối giờ chiều. Khi cháu được nghỉ học, để ở nhà một mình không yên tâm nên chị đành đưa con lên công ty cả ngày. Tại công ty chị, những ngày qua, không ít trường hợp trẻ theo cha mẹ đi làm bởi không có người trông. Dù ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả công việc, song, trong tình hình hiện tại, chị cũng không còn phương án nào khả thi hơn.
Thực tế cho thấy, việc phòng, chống dịch bệnh viêm phối cấp Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của hầu hết mọi người con nhỏ. Với những gia đình có người thân ở gần, có thể nhờ đến trông. Nhưng, đối với những cha mẹ là người lao động ngoại tỉnh, nhất là công nhân điều kiện kinh tế khó khăn, còn phải thuê nhà trọ, thì việc học sinh, đặc biệt các cháu nhỏ nghỉ học cũng là một vấn đề nan giải. Nhiều cha mẹ đành tạm xin nghỉ làm, chấp nhận giảm thu nhập để ở nhà quản lý và chăm sóc con.
Trước đó, việc học sinh tiếp tục nghỉ học hay đi học trở lại trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ các bộ, ngành, địa phương tới cha mẹ học sinh. Ngày 8-2, Bộ Y tế có công văn trả lời Bộ GD-ĐT có nêu: Các địa phương không có dịch bệnh có thể cho học sinh đi học bình thường, sau khi tiêu độc, khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế, bảo đảm các điều kiện vệ sinh phòng bệnh. Đồng thời, nhà trường hướng dẫn học sinh, giáo viên và các bậc cha mẹ về cách thức phòng bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm. Ngày 14-2, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2-2020.
Thực tế, trong khi các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, xí nghiệp đang chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo đảm an toàn tính mạng cho con người trước dịch bệnh, việc cha mẹ học sinh khắc phục khó khăn trong thời gian con nghỉ học cũng là điều đường nhiên. Tuy nhiên, liên quan nhiều cha mẹ học sinh, có nguyện vọng, thời gian tới các bộ, ngành cần có quan điểm thống nhất trong việc này, tránh tâm lý thấp thỏm của cha mẹ và học sinh. Căn cứ tình hình tại địa phương và chỉ đạo của các bộ, ngành, Sở GD-ĐT có giải pháp phù hợp, lộ trình dài hơn về kế hoạch cho học sinh trở lại học hoặc tổ chức học online, tạo điều kiện cho cha mẹ các cháu chủ động có kế hoạch cụ thể để chăm sóc, quản lý con, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động.
Tuệ Minh/Báo Hải Phòng
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, sáng 28/11, tại khách sạn Pullman, Bộ Khoa…
Đây là chủ đề hội thảo quốc tế hưởng ứng Techfest Việt Nam 2024 diễn…
Thực hiện chương trình công tác năm 2024 và căn cứ tình hình thực tiễn,…
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy Công an…
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng vừa ký Quyết định 4432/QĐ-UBND thành lập…
Sáng 28/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More